K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2

tên thật: u-xa-chốp(1958)
quê quán: Matx-cơ-va, Nga.
ông là nhà văn, nhà thơ, nha viết kịch cho thiếu nhi.

16 tháng 2

Andrey Alekseevich Usachev sinh ngày 5 – 7 – 1958.

- Quê quán: Mát-xcơ-va, Nga.

- Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

- Từ khi thiếu niên, ông đã bắt đầu làm thơ. Sau trung học, Andrey Usachev đi học đại học tại Moscow để nghiên cứu kỹ thuật điện tử, nhưng sau 4 khóa học bỏ học.

- Sau khi rời quân đội, nhà thơ đã được đăng ký tại Khoa Ngữ văn của Đại học bang Kalinin, tốt nghiệp năm 1987. Luận văn là về đề tài: "Các bài thơ về những bài thơ cho trẻ em Daniila Harmsa".

- Năm 1985, U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm của mình.

II. Sự nghiệp văn học U-xa-chốp

- Ông có hàng trăm cuốn sách viết về trẻ em được xuất bản tại Nga. Nhiều sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Ba Lan, Serbia.

- Năm 1994, ông đã viết những cuốn sách thơ "Dreams Petushkova". Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như "Magic ABC", "Fairy ABC", "Planet of mèo" và "Hộp”,…


13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.

13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên  con người ở Nam Bộ.

Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

16 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây

17 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội. Ông không biết sủa mà chỉ biết nói. Ông không đi bằng 4 chân mà đi bằng 2 chân. Ông rất ngoan nên khi ăn cơm mọi người thường ném cho ông mấy cục xương cho ông ăn

26 tháng 4 2016

1, nghe thuat nhan hoa 

-nghệ thuật nhân hóa là gọi tên moi vat = những từ miêu tả người nhân hoá sự vật lên

2, Để bộc lộ rõ đc sự tiếc thương của tác giả trước người chiến sĩ tí hon

26 tháng 4 2016

1.Nhân hóa. Tác dụng: Làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi hơn với cuộc sống.

2.Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

8 tháng 2 2018

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

    + Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

    + Gương mặt bầu bĩnh

    + Mắt tròn đen ngây thơ

    + Miệng chúm chím cười

    + Làn da trắng, mềm mại

    + Chân tay bé xíu,

- Tả một cụ già cao tuổi:

    + Tóc, râu trắng bạc phơ

    + Da nhăn nheo, gương mặt

    + Giọng nói trầm ấm

    + Dáng vẻ lom khom

- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

    + Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

    + Dáng đi uyển chuyển

    + Giọng nói truyền cảm

Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

    + Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

    + Miêu tả gương mặt

    + Đầu tròn, mái tóc thưa

    + Đôi mắt tròn, sáng

    + Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

    + Em bé thường hay hát, múa

    + Em bé thích được khen

    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

    + Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

    - Tôm luộc, than nóng

    - Ông tượng, ông tướng

→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

8 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Bài làm:

Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

15 tháng 1 2020

Nhà em có nuôi một chú chó, nó là món quà mà bà ngoại ở quê đã cho em để nuôi. Em luôn coi chú chó là một người bạn thân thiết và là một thành viên trong gia đình. Khi bà ngoại cho em, chú chó còn rất nhỏ, em bế chú chó trên tay âu yếm và đặt tên cho nó là Cún. Khi còn nhỏ, chú Cún có màu lông vàng như màu rơm, đến khi lớn lên màu lông ngày càng sẫm hơn. Cún có bộ lông dài và mượt, em thường hay chải lông và thi thoảng lại tắm cho Cún nên lông của nó rất sạch, không bị hôi và không có rận. Chú Cún nhà em có đôi mắt to tròn đen láy, trông như viên bi ve rất long lanh, mỗi khi nhìn thấy em đi học về, mắt nó lại sáng lên, vẫy đuôi mừng quýnh và lao ra chào đón em. Em rất yêu quý chú Cún của mình, mỗi ngày đi học về em đều ngồi kể chuyện và vui đùa cùng Cún, Cún luôn lắng nghe mọi chuyện của em, em rất vui vì có một người bạn như Cún.

11 tháng 2 2022

1.Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

2.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút.

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng.

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng.

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới.

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có.

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất.

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

20 tháng 7 2021

  :]]]]]]]]