Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a ) Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !
b) Tác phẩm : Khi con tu hú
Tác giả : Tố Hữu
c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....
a) Chép tiếp các câu thơ :
'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''
b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.
c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......
d) Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bài 1:
1. Quê hương - Tế Hanh.
- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).
2.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.
3. Liệt kê
4.
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
Bài 2:
1. Nghị luận
2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".
3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :
Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản :
Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.
- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng)
Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....
*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
C1: thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C2: Bài thơ "Bánh trôi nước" được viết theo luật trắc vì nó có nhiều thanh trắc và mang phong cách mạnh mẽ, dứt khoát, phù hợp với nội dung thể hiện thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
(B; Bằng: dấu huyền và không có dấu, T: Trắc: Các dấu còn lại)
C3: Bài thơ "Bánh trôi nước" gieo vần chân, vần liền ở câu 2 và 4, giúp tạo nhịp điệu hài hòa và nhấn mạnh ý nghĩa của bài thơ.(non-son)
C4:
C5:
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, số phận lênh đênh, phụ thuộc vào lễ giáo hà khắc. Họ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình, cam chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân và cuộc sống. Tuy nhiên, dù chịu nhiều đau khổ, họ vẫn giữ được phẩm chất thủy chung, giàu yêu thương và kiên cường. Dù xã hội đã đổi thay, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ vẫn luôn đáng trân trọng.
C6:1.Dù bị vùi dập, chìm nổi theo số phận, người phụ nữ trong Bánh trôi nước vẫn kiên cường giữ trọn phẩm giá, như ngọn lửa nhỏ bền bỉ cháy trong giông bão cuộc đời.
2.Số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước thật nhỏ bé và mong manh, lênh đênh giữa dòng đời đầy bấp bênh, nhưng vẫn tỏa sáng với tấm lòng son sắc, thủy chung đáng trân trọng.
một trong hai câu đó tùy bạn