K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1

Doraemon, được gọi thân mật là Mèo ú ở Việt Nam, là một nhân vật huyền thoại xuất hiện trong bộ truyện tranh cùng tên của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Không chỉ trở thành biểu tượng văn hóa của Nhật Bản, Doraemon còn được biết đến và yêu mến ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong các tập truyện, Doraemon thường được miêu tả với hình dáng tròn trịa như trái banh, và đôi bàn tay của cậu cũng không kém phần đặc biệt (Nobita thường lợi dụng điều này để chiến thắng trong trò oẳn tù tì, nhờ vào việc cậu chỉ có thể làm nắm đấm). Toàn bộ cơ thể của Doraemon có màu xanh lam, ngoại trừ vùng ngực nơi chiếc túi thần kỳ được đặt, và phần mặt màu trắng. Trong những tập đầu tiên, Doraemon có đầu nhỏ và thân hình lớn, nhưng sau đó, hình dáng của cậu trở nên cân đối hơn. Cậu có cái miệng to đến mức có thể nuốt một chiếc chậu lớn. Tất cả các số liệu về Doraemon đều liên quan đến con số 129,3, từ chiều cao, cân nặng, đến tốc độ, và thậm chí cả ngày sinh của cậu, là 3/9/2112. Bởi vì Doraemon là một con mèo máy robot đến từ thế kỷ 22, nên tất cả các bộ phận của cậu đều được trang bị công nghệ cao, với đầu chứa một máy tính thông minh, cho phép cậu giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết mọi thứ xung quanh như con người. Khuôn mặt tròn của Doraemon có mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon luôn cảm thấy khó chịu khi bị gọi là "chồn" hoặc "hồ ly". Tuy nhiên, đặc biệt nhất là chiếc túi thần kỳ của cậu, với công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo túi này phía trước bụng và dùng nó để lưu giữ những bảo bối đặc biệt. Chiếc túi này dường như không đáy, vì không ai có thể liệt kê được tất cả những thứ cậu đã đặt vào đó. Về tính cách, Doraemon là một con mèo máy vui tính, thông minh và nhanh nhạy, tuy nhiên, đôi khi cậu có những phút lẩm cẩm. Cậu sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt, và hàng ngày, Doraemon luôn chăm sóc cho Nobita. Khi có thời gian rảnh, cậu thích đi mua bánh rán hoặc trò chuyện với các con mèo hàng xóm. Với tình bạn thân thiết với Nobita, Doraemon luôn hết lòng giúp đỡ cậu bé. Tuy nhiên, đôi khi, cậu và Nobita cãi nhau và giận dỗi, thậm chí Doraemon còn bỏ về tương lai trong những lúc nóng tính. Dẫu vậy, mèo máy này luôn dễ dàng tha thứ và luôn sẵn lòng chăm sóc Nobita. Tóm lại, Doraemon mang đến những câu chuyện hấp dẫn và kỳ diệu, không có gì lạ khi cậu trở thành đại sứ của truyện tranh Nhật Bản. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Doraemon, nhân vật đã tạo nên những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời tôi.


Doraemon là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của văn hóa đại chúng Nhật Bản, được sáng tác bởi bộ đôi tác giả Fujiko F. Fujio. Xuất hiện lần đầu vào năm 1969, Doraemon đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới. Doraemon là một chú mèo máy đến từ thế kỷ 22, được gửi về quá khứ để giúp đỡ cậu bé Nobita Nobi, một học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nobita thường xuyên bị điểm kém, bị bắt nạt ở trường, và thiếu tự tin trong các mối quan hệ. Để giúp Nobita vượt qua những thử thách đó, Doraemon mang theo một túi bảo bối với vô số vật dụng kỳ diệu từ tương lai, từ chiếc cánh cửa thần kỳ có thể dẫn đến bất kỳ đâu, tới chiếc chong chóng tre giúp bay lên trời, và nhiều bảo bối khác nữa. Không chỉ đơn thuần là một tác phẩm giải trí, Doraemon còn chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về tình bạn, lòng dũng cảm và sự kiên trì. Mối quan hệ giữa Doraemon và Nobita không chỉ là sự giúp đỡ một chiều, mà còn là biểu tượng của sự ủng hộ và tình yêu thương vô điều kiện. Các nhân vật phụ như Shizuka, Suneo và Jaian cũng góp phần tạo nên một câu chuyện đa chiều với nhiều sắc thái cảm xúc và tình huống hài hước. Doraemon đã được chuyển thể thành nhiều phiên bản phim hoạt hình, phim điện ảnh và thậm chí là trò chơi điện tử, làm phong phú thêm trải nghiệm của độc giả và người hâm mộ. Bộ truyện tranh và các phiên bản phim đã nhận được sự yêu mến rộng rãi không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác, trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của hàng triệu người. Sự thành công của Doraemon còn nằm ở khả năng kết nối với độc giả ở mọi lứa tuổi. Dù là trẻ em hay người lớn, ai cũng có thể tìm thấy một phần của mình trong những câu chuyện về cuộc sống thường ngày của Nobita và những cuộc phiêu lưu kỳ thú với Doraemon. Chính nhờ sự kết hợp giữa yếu tố hài hước, phiêu lưu và những thông điệp nhân văn, Doraemon đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình như một tác phẩm kinh điển vượt thời gian.

7 tháng 10 2023

đây nha bạn

Thành phố nơi em sinh sống là một khu đô thị vốn dĩ ồn ào, hối hả, nhưng mỗi buổi sáng sớm tinh mơ, thành phố em mới thanh bình làm sao! Buổi sáng hôm ấy, em thức dậy từ rất sớm để tập thể dục và đi học. Không gian yên tĩnh tới lạ thường làm sao! Không có tiếng còi xe, không có tiếng người qua lại, ... Cả không gian yên tĩnh tới mức em có thể nghe từ xa tiếng giỏ thổi lao xao qua các tán cây, tiếng một vài chú chim dậy sớm hót líu lo. Con đường vốn đông đúc người qua lại mà giờ đây thật yên tĩnh và bình lặng. Bên các vỉa hè chỉ có một vài quán ăn nhỏ, bình dân đã mở cửa để chuẩn bị cho một ngày mai. Đó quả thực sự là một không gian yên tĩnh vô cùng. Thành phố em khi ấy thật thanh bình biết bao nhiêu.

7 tháng 10 2023

cảm ơn bn

nhưng chưa đủ 4 từ bn nhé

13 tháng 4 2022

tham khảo

Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!

 

“Rừng mơ ôm lấy núi

 

Mây trắng đọng thành hoa

 

Gió chiều đông gờn gợn

 

Hương bay gần bay xa.”

 

Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nổi tiếng trên di

8 tháng 4 2024

tui khong biet lam

kho qua

30 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.
30 tháng 10 2021

Tham khảo

 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi. 

 

13 tháng 3 2022

TK

 

Triệu Quang Phục

 

  Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.

          Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.

          Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

13 tháng 3 2022

Hình như bạn này lấy văn trên mạng hay sao ý ?

2 tháng 5 2023

ở dãy a và dãy b,các em nhỏ chia ra thành từng nhóm để chơi trò trốn tìm ,một số nhóm khác thì chơi đá cầu.Còn ở dãy c và dãy d,các bn nữ đang chơi cầu lông và đánh bóng chuyền.Nhìn áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi,khuôn mặt đỏ bừng nhưng đầy niềm vui,hạnh phúc.một số khác thì chơi nhảy dây.những chiếc dây đủ màu sắc đưa lên lại vòng xuống tạo thành một vòng tròn liên hồi.ở giữa sân trường đang có một tốp bn đang chơi những trò chơi dân gian như:ô ăn quan,lò cò, bịt mắt bắt dê,...bạn nào chơi cũng rất nhanh nhẹn và khéo léo.ở gần đó có hai đội bóng đang thi đấu với nhau.nhìn ai cũng như những cầu thủ thực thụ vậy!hai bên đều có cổ động viên cổ vũ rất nhiệt tình,nghe rất náo nhiệt.phần sân trường có bồn cây,ghế đá thì trở thành địa điểm lý tưởng cho các bn ngồi đọc sách.và tất nhiên cũng ko thể thiếu đc những nhóm bà tám.từ những bộ phim hay,idol và kể cả chuyện ở nhà,ở trường đều có thể trở thành chủ đề cho các bn bàn tán hăng say.riêng em,em chơi cầu lông cùng với các bn