K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

4 tháng 5 2021

ờm////....

4 tháng 5 2021

ai xem thấy hay và ý nghĩa hay comment

19 tháng 12 2016

Why?

19 tháng 12 2016

không biếtleuleuhiha

4 tháng 11 2018

Việc học theo của các bạn không được coi là học tập của nước ngoài mà được coi là đua đòi.
Việc học theo như vậy là không nê

+ khi người ta nhìn vào có thể đánh giá đọa đức của mk ko tốt (khi mặc áo hở, ko phù hợp lứa tuổi...)
+Tốn tiền, tốn thời gian

31 tháng 10 2018

Kết quả hình ảnh cho Cho kẹo hay muá»n bá» ghẹo ? Trick or treat?

Kết quả hình ảnh cho Cho kẹo hay muá»n bá» ghẹo ? Trick or treat?

Kết quả hình ảnh cho halloween

Kết quả hình ảnh cho halloween

31 tháng 10 2018

Halloween mà cả ngày chỉ có 1 cây kẹo, chán ==

12 tháng 4 2017

Đặc điểm của pháp luật là:

-Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. So với các bộ phận khác thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội có các giai cấp như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Thì tính giai cấp của pháp luật được thể hiện một cách mạnh mẽ, trực tiếp, rõ ràng và sâu sắc. Pháp luật của mỗi Nhà nước đều chỉ rõ chuyên chính với ai ? Dân chủ với ai ? Bảo vệ cái gì ? Và xoá bỏ cái gì ?

-Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật. Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào ?

Tính bắt buộc chung: Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người. Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.

-Tính được đảm bảo bằng Nhà nước: Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.

16 tháng 1 2017

Tầm quan trọng của những ai trong gia đình hả bạn

Hay tất cả luôn

16 tháng 1 2017

Trong tiến trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, GĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi con người từ khi mới là phôi thai trong bụng mẹ, rồi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn liền với GĐ. Trong cuộc sống mỗi người rất khác nhau, giàu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp..., nhưng tất cả đều gắn liền với GĐ. Từ xa xưa, cha ông ta đã có “Đạo minh gia huấn” để giáo dục nhân cách sống cho mỗi cá nhân trong từng GĐ, cùng với những luật lệ nghiêm khắc đối với những hành vi sai trái của mỗi con người trước GĐ, dòng họ và xã hội. GĐ chính là chỗ dựa vững chắc bảo vệ cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên của GĐ trước mọi phong ba trong cuộc sống. GĐ là nơi tổ ấm của mỗi người, là nơi con người được sinh ra và lớn lên, gửi gắm tình cảm, đón nhận tình cảm và sự yêu thương suốt cả cuộc đời. GĐ là trường học đặc biệt đầu tiên của mỗi người, tại trường học đầu tiên và đặc biệt này, người cha, người mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con cái.

Trong GĐ, ông bà, cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác là những tấm gương sáng để các thế hệ nối tiếp noi theo. Việc giáo dục và hình thành nhân cách cho mỗi con người trong GĐ có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống gia phong, thực hiện những bước đi đầu tiên. GĐ là trung tâm xuất phát điểm của giáo dục con người, là cơ sở của những nền tảng giáo dục con người, GĐ có vai trò đặc biệt trong việc xã hội hóa giáo dục con người. Như vậy, tầm quan trọng của GĐ trong việc hình thành nhân cách con người mang đậm nét đặc trưng của con người Việt Nam đối với thực tế xã hội trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập quốc tế nhằm xây dựng và củng cố thiết chế GĐ Việt Nam là việc làm cấp bách hết sức cần thiết.

Từ những lý do trên, các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội hãy cùng chung tay, thường xuyên tuyên truyền, vận động và có những giải pháp hữu hiệu kết hợp cùng GĐ ngăn chặn để các tệ nạn xã hội không có cơ hội thâm nhập vào con em mình, vào GĐ mình, dòng họ mình. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực tích cực như: tuyên truyền, học tập, nâng cao kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là trang bị kiến thức về cách phòng, chống các loại tệ nạn xã hội cho mọi thành viên trong xã hội. Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc GĐ trên nền móng vững chắc là mọi thành viên trong GĐ luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau, dành mọi tình cảm yêu thương cho nhau trong GĐ, phần ưu tiên dành cho con trẻ, điều đặc biệt là phải giáo dục con cái bằng tình yêu thương của cha mẹ nhưng không nuông chiều con cái thái quá, không nên mắng chửi, sỉ nhục hoặc đánh đập con cái, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái, gần gũi, tâm tình, chia sẻ cởi mở cùng con cái như những người bạn, định hướng giúp đỡ con cái tháo giỡ những khó khăn, vướng mắc, tránh vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống. Cha mẹ luôn quan tâm tới các mối quan hệ của con cái, chỉ dẫn giúp con cái phân biệt những điều đúng, sai, xấu, tốt.Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, hơn bao giờ hết vai trò giáo dục con cái trong mỗi GĐ càng phải được chú trọng, nhưng không ít khó khăn, phức tạp. Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp và ngày càng có nhiều cặp vợ chồng ly hôn, mối liên kết GĐ tan vỡ, đẩy con cái lâm vào cảnh bế tắc về tinh thần cũng như mọi mặt trong cuộc sống. Mặt khác, các bậc cha mẹ bị cuốn hút nhiều vào công việc làm ăn, ít có thời gian dành cho con cái và GĐ, nhiều GĐ phó mặc con em mình cho nhà trường và xã hội, làm cho trẻ em bị thiếu thốn, bị hụt hẫng về tình cảm cũng như mọi mặt của cuộc sống, dễ bị bạn bè và các phần tử xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường xấu như: trốn học, tụ tập, cờ bạc, trộm cắp, tiêm chích ma tuý...

Trong trường hợp không may cho những GĐ có trẻ em hư, GĐ phải có thái độ mềm mỏng, dịu dàng nhưng kiên quyết, cha mẹ dùng tình yêu thương của mình để khuyên ngăn con cái, tìm mọi giải pháp giúp cho con cái đoạn tuyệt với những sai lầm mà con cái đã mắc phải, trong trường hợp này cha mẹ phải thật sự là tấm gương cho con cái noi theo và là chỗ dựa vững chắc nhất về mọi mặt để con cái vượt qua chính mình trở thành người tốt, tự tin hòa nhập trở lại với GĐ, dòng họ và cộng đồng. Giúp cho con cái làm quen, thực hiện các chuẩn mực trong GĐ và ngoài xã hội, điều chỉnh nhận thức để có khả năng giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Việc GĐ giáo dục con cái và các thành viên trong GĐ thông qua các mối quan hệ đặc biệt giữa vai trò của những thành viên trong GĐ. Đó là quan hệ ruột thịt giữa mẹ và con, quan hệ huyết thống giữa cha và con, tình cảm của anh chị em ruột, của bố mẹ, của ông bà. Quá trình xã hội hóa con cái và các cá nhân bắt đầu từ khi mỗi thành viên có sự xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ ấy. GĐ thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối liên hệ thường xuyên, bền bỉ, khéo léo truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực, hành vi xã hội để ứng xử trong GĐ và ngoài xã hội. Qua mối quan hệ đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý GĐ từng bước uốn nắn những lệch lạc hành vi, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng cá nhân.

GĐ còn là nơi lưu gữi, bảo tồn, truyền dạy, phát huy tốt nhất cho các thành viên trong GĐ những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tiếp nhận những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên những giá trị văn hoá tốt đẹp, vừa truyền thống vừa hiện đại. Từ đó, góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và chuẩn mực vừa truyền thống, góp phần gữi gìn bản sắc văn hoá GĐ truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại góp phần đưa GĐ truyền thống Việt Nam hòa nhập vào xu thế hiện đại, nhưng vẫn phải giữ được sắc thái riêng không bị trộn lẫn vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có chọn lọc. Cần phải củng cố thiết chế GĐ, xây dựng mạng lưới liên kết giữa GĐ - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho mỗi thành viên trong xã hội. Để có thể xây dựng, củng cố GĐ mãi mãi là pháo đài vững chắc không còn riêng của mỗi GĐ mà là việc cấp bách, cần thiết của các cơ quan chức năng, các cấp, ngành và toàn xã hội.

1 tháng 11 2018

- Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển xuyên ma túy Thái Lan - Lào - Việt Nam.

- Chúng đã lợi dụng cán bộ và phương tiện của lực lượng của công an, của cơ quan nhà nước;

- Chúng đã buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện, hàng trăm kg hê-rô-in vào Việt Nam để tiêu thụ;

- Dùng tiền để mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước

1 tháng 11 2018

cần rất gấp

16 tháng 10 2018

"Nếu dễ dàng thì đó không phải là ước mơ"

@Trịnh Ngọc Hân vào cmt giúp .......... cái coi

16 tháng 10 2018

" Sống ở đời không ăn là chết ngắt"

11 tháng 10 2016
Trước khi các bạn định đọc thiên lãng luận này các bạn cần lưu ý:
(1) Bài viết này rất dài và mình khuyến cáo đừng ai đọc.
(2) Nếu đã đọc thì hãy đọc chậm, đọc kỹ và đọc cho hết. Đã đọc rồi thì đừng vội comment, nghĩ thật kỹ rồi hãy comment.
Và (3) nếu ai đọc lời cảnh báo này rồi mà còn comment tại sao bài viết quá dài thì sẽ bị punch thẳng tay không thương tiếc :).
Trân trọng!
Nội dung chính của bài viết này sẽ tập trung vào mối nguy của một cuộc chiến tranh cục bộ tại biển Đông, phạm vi chiến trường giới hạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Chiến sự cũng sẽ lan rộng đến một loạt các căn cứ không quân và hải quân nằm dọc bờ biển Việt Nam, từ Quảng Ninh kéo dài xuống khu vực duyên hải miền Trung. Đây là cuộc chiến có xác suất lớn nhất và cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài nhất đối với bối cảnh địa chính trị khu vực Đông Nam Á, trong đó chịu tác động nặng nhất chính là Việt Nam.
Để nắm được mạch phân tích trong bài viết này, đề nghị các bạn cần đọc kỹ lại các phần phân tích trước trong cùng loạt bài:
Phần 1: Đánh giá mối nguy cơ chiến tranh Việt Trung từ các phân tích lịch sử và văn hóa; các phân tích tổng hợp về tiềm lực quân sự Trung Hoa: https://www.facebook.com/notes/lang...
Phần 2: Phân tích về cuộc chiến tổng lực Việt Trung, giải pháp cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đây là một bài phân tích có tính loại trừ, tuy nhiên, để đề phòng cho một cơn mưa, người ta vẫn luôn cần mang theo một chiếc áo mưa gấp gọn. Hiểm họa sẽ luôn xảy ra ngay khi bạn không có chuẩn bị gì cho nguy cơ ấy: https://www.facebook.com/notes/lang...
3. Đây là một bài phân tích không nằm trong loạt bài này, nhưng có mối quan hệ tương quan khá chặt chẽ. Hẳn hiện nay có nhiều người vẫn còn ám ảnh về cuộc chiến khốc liệt ba bên Việt - Trung - Campuchia cuối những năm 1970 và kéo dài đến tận năm 1988. Bối cảnh lịch sử và chính trị ở Campuchia hiện nay đã rất khác. Ngày nay, với một chế độ bầu cử tự do, dù vẫn đang nằm dưới sự ngự trị của Hunsen nhưng người Campuchia rất thực dụng và dân trí đang tiến nhanh. Campuchia đang tận dụng rất tốt mâu thuẫn giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam để mặc cả quyền lợi cho mình. Điều đó khiến Campuchia trở nên đáng ghét nhưng cũng chính vì thế mà mối nguy xung đột giữa Campuchia và Việt Nam gần như có thể loại trừ: Khi một dân tộc bắt đầu được nếm mùi tự do và trở nên thực dụng hơn, họ cũng đồng thời biết đâu là giới hạn và khôn ngoan hơn và khó có điều gì khiến họ đủ ngu dốt để bán máu cho dân tộc khác, đất nước khác: https://www.facebook.com/notes/lang...
Quay trở lại câu chuyện chính:
THANH GƯƠM DAMOCLES TREO TRÊN BIỂN ĐÔNG
Hầu hết các hãng thông tấn toàn cầu và nhiều nhà phân tích chính trị đều bày tỏ mối lo ngại lớn về nguy cơ xung đột trên biển đông trong những tháng cuối năm 2015 và đặc biệt là đầu năm 2016. Nỗi lo ngại của họ hoàn toàn có lý khi xét đến mật độ tập hợp các phương tiện chiến tranh của các nước có liên quan trong vùng biển hẹp này đang tăng nhanh và dày đặc tới mức rất đáng sợ. Số tàu ngầm, chiến hạm, máy bay và các phương tiện vũ khí khác được triển khai dày đặc tại các căn cứ bao quanh biển Đông bởi Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Singapore, Mã lai, Indonesia và Philipin. Và dù ở xa hơn, cả người Nhật, người Ấn và người Úc cũng đều gửi các hạm tàu và máy bay tuần tiễu của mình đến vùng biển này. Nếu chiến tranh là một hệ quả tất yếu của các tranh chấp lãnh thổ bế tắc và sự sẵn sàng của các phương tiện chiến tranh, thì có thể nói các điều kiện cần thiết cho xung đột ở Biển Đông đều đã sẵn sàng.
Có những lý do khiến nhiều người tin chiến tranh chưa thể nổ ra, do tính kết nối quá lớn của các quốc gia khu vực với giao thương quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên nhìn vào lịch sử, mối quan hệ kinh tế tăng mạnh đã chẳng ngăn được cuộc chiến Đức - Anh, và màn trình diễn đơn phương của Putin ở Crimea tiếc thay lại là một ví dụ tham khảo tốt cho Trung Quốc về điều một nước lớn có thể làm trong một cuộc xâm lược có kiểm soát đối với láng giềng. Tất nhiên sức mạnh răn đe của TQ chưa thể bằng Nga, và trong khu vực cũng không có ai giống như Ucraine, khi Việt Nam vốn luôn là một đối thủ đáng gờm, còn Philipin vẫn có hiệp ước an ninh với Mỹ.
Tuy nhiên, nhìn từ nhiều yếu tố, cả về lịch sử lẫn các áp lực hiện tại, có quá nhiều cơ sở để thấy lưỡi gươm Damocles đang treo lơ lửng trên đầu các quốc gia ven biển Đông, mà trực tiếp nhất chính là Việt Nam, cụ thể:
1. Cuộc chiến quyền lực của Tập Cận Bình ở TQ đã chấm dứt. Tập hiện là một tay độc tài có quyền lực tuyệt đối thậm chí vượt xa Đặng Tiểu Bình và bám sát nếu không muốn nói là ngang bằng Mao Trạch Đông. Đây là một tín hiệu không lành với chính Trung Quốc và các nước láng giềng. Đặc tính chung của những quyền lực độc tài là xu hướng dùng bạo lực thay vì thỏa hiệp với các tranh chấp.
2. Kinh tế TQ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Số lượng người mất việc đang tăng rất nhanh, tạo ra những vấn đề lớn về an sinh. Bên cạnh đó, các mâu thuẫn nội tại vốn có trong xã hội TQ vẫn còn nguyên và chỉ chờ một tác nhân dẫn lửa là bùng phát. Tăng trưởng yếu đi khiến các mũi dùi chĩa vào quyền cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản TQ mỗi lúc một tăng. Xuất khẩu khủng hoảng ra bên ngoài bằng một cuộc chiến có kiểm soát là một lối thoát cho Tập Cận Bình và ĐCS Trung Quốc. Đây cũng là giải pháp được nhiều triều đại Trung Hoa quen dùng, gồm cả Mao Trạch Đông lẫn Đặng Tiểu Bình, và đối tượng được nếm giải pháp này nhiều lần nhất trong lịch sử, không phải ai khác chính là Việt Nam.
3. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền và chuẩn bị tâm lý rất kỹ càng cho đại bộ phận dân chúng Trung Quốc về đường lưỡi bò và chủ quyền của Trung Quốc về các quần đảo ở biển Đông. Thế mạnh quân sự vượt trội khiến trên 80% số thanh niên TQ hiện đều rất hung hăng và cho rằng việc dùng sức mạnh để chiếm trọn biển Đông là hoàn toàn hợp lý. Có thể nói, Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chiến về mặt tuyên truyền và con người cho cuộc chiến tranh tương lai ở Biển Đông.
4. Các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD mỗi năm vào quân sự khiến TQ có sức mạnh bằng hầu như tất cả các nước châu Á cộng lại. Số lượng máy bay tại các đại quân khu, số khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu tên lửa biên chế tại ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc hiện vượt xa quy mô không quân và hải quân của cả Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại. Dù các tàu chiến và máy bay TQ có thể thua kém Nhật Bản đôi chút về công nghệ tinh vi, nhưng khoảng cách đang ngày một thu hẹp, và điều quan trọng là số lượng thì TQ vượt xa mọi đối thủ. Nếu chiến tranh là sự so đọ khả năng chấp nhận tổn thất và tiêu hao, thì về mặt này châu Á không ai so được với TQ. Riêng hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân đóng tại căn cứ Tam Á, Du Lâm có sức mạnh vượt xa hải quân và không quân của tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, nếu chỉ xét đơn thuần về số lượng trang bị và đơn vị khí tài.
5. Dù bảy đảo nhân tạo tại Trường Sa vẫn chưa hoàn tất, nhưng sự sẵn sàng phục vụ chiến tranh của các căn cứ tại đảo Phú Lâm - Hoàng Sa và các căn cứ tại Du Lâm - Hải Nam khiến Trung Quốc có thể tung một đòn đánh phủ đầu ồ ạt bằng không quân tới các căn cứ ven biển của các nước ven biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Mức đe dọa sẽ ngày một nặng nề khi các phi đạo tại Trường Sa hoàn tất. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có khả năng uy hiếp nặng nề mọi quốc gia Đông Nam Á, và phần nào loại trừ được nguy cơ bị kiểm soát yết hầu Mallaca từ Mỹ và đồng minh.
6. Giữa năm 2016, vụ kiện của Philipin với Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ có kết quả rõ ràng. Với sự từ chối tham dự của Trung Quốc và các chứng lý Philipin đã nêu, có tới 99% khả năng TQ sẽ phải nhận một phán quyết bất lợi cho tham vọng độc chiếm biển Đông của họ. Điều này có thể thôi thúc TQ hành động mạo hiểm để tạo sự đã rồi trước một phán quyết bất lợi cho mình.
7. Tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên có thể cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội tuyệt hảo để lợi dụng cho các hành vi xâm lăng có kiểm soát. Nước Nga và châu Âu đang bận rộn với câu chuyện Syria và dòng người di dân. Mỹ cũng buộc phải phân tán nguồn lực của mình để đối phó với các căng thẳng ngày một tăng ở châu Âu và Trung Đông. Bên cạnh đó, lần đầu tiên kể từ năm 1952, Trung Quốc đã bắt tay với Mỹ và đưa ra một lệnh trừng phạt rất nặng nề đối với Triều Tiên. Có thể cho rằng đó là sự trừng phạt của Trung Quốc đối với thái độ nhờn mặt của Kim Jung Un kể từ khi lên nắm quyền tại Bắc Triều Tiên, nhưng cũng có thể lý giải Trung Quốc đang chơi một ván cờ với nhiều mục tiêu. Bằng việc dồn Kim Jung Un đến thế đường cùng, bán đảo Triều Tiên đang nóng hơn bao giờ hết, rất có thể Triều Tiên sẽ phản ứng cực kỳ hung hăng đối với các biện pháp kiểm soát tàu bè ra vào Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt mới. Điều này có thể khiến nổ ra các vụ chạm súng trực tiếp giữa Bắc Triều Tiên với Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia thù địch sát sườn. Tình huống này nổ ra sẽ đặt Mỹ và đồng minh Đông Bắc Á trước áp lực cực kỳ căng thẳng vì Triều Tiên sở hữu vũ khí tấn công hạt nhân. Ngoài ra, năm 2016 nước Mỹ đang bước vào mùa bầu cử, mọi sự chú ý đều đang dồn vào cuộc đấu giữa các ứng viên và hai đảng Dân chủ - Cộng hòa, Mỹ sao nhãng rất nhiều các vấn đề quốc tế. Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này để giải quyết mọi vấn đề đã nêu từ mục (1) đến mục (6) như đã phân tích ở trên.
Điểm lại lịch sử, tham vọng mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc là vô cùng lớn và nó luôn được mọi triều đại cai trị Trung Quốc nung nấu và kế thừa, dù đó là thời phong kiến hay đến thời cận đại của Tưởng Giới Thạch. Và dù là một đối thủ một mất một còn nhưng Mao Trạch Đông chẳng thấy phiền hà gì khi tiếp thu và phát triển thêm tham vọng bành trướng biển Đông của Tưởng. Đến thời Đặng Tiểu Bình, nó được hiện thực hóa bằng cuộc xâm lăng Hoàng Sa...
11 tháng 10 2016

OMG