Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ý chính:
- Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm văn học lịch sử rất nổi tiếng, nó đã khắc họa rõ nét tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả.
- Đối với em, tình yêu nước là một giá trị cốt lõi của con người, nó giúp chúng ta có thể đoàn kết và bảo vệ quê hương mình.
+ Lòng căm thù giặc là một cảm xúc tự nhiên khi con tim yêu nước phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược và tàn ác.
- Tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ sự yêu nước và lòng căm thù giặc trong bài hịch tướng Sĩ.
+ Người đã dùng những từ ngữ sắc bén và mạnh mẽ để miêu tả những tình huống đầy cam go và đau đớn trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.
=> Điều này cho thấy rằng, tình yêu nước và lòng căm thù giặc là những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống và lịch sử của mỗi dân tộc.
- Liên hệ bản thân:
+ Với em, tình yêu nước và lòng căm thù giặc cũng là những giá trị quan trọng.
+ Em luôn tự hào về quê hương Việt Nam và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, em cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù xâm lược và tàn ác. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để có thể trở thành một công dân có ích cho đất nước và đối mặt với những thử thách và nguy hiểm từ bên ngoài.
Tham Khảo:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.
Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.
Tham khảo nha em:
Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng yêu nước đã góp phần không nhỏ khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Vậy thế nào là tinh thần yêu nước? Tinh thần yêu nước chính là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, việc yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống hết mình với tinh thần yêu nước để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
"Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông"
Tên tuổi người anh hùng Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ấy. Ông là tác giả cuốn "Binh thư yếu lược" và "Hịch tướng sĩ" bất hủ. Năm 1285, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh. Và ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân, vương hầu, tướng lĩnh học tập binh thư, rèn tập giáo mác, cung tên, chiến mã, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược.
Đoạn văn sau đây trích trong bài "Hịch tướng sĩ":
... "Huống chi, ta cùng các ngươi sinh thời loạn lạc.... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng "...
1. Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị thông soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ: cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ”. " Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước.
2. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế "Thiên triều", đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ thái thú thuở nào, sứ giặc Mông cổ "nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mắng triều đình, đem thân dê chó ma bắt nạt tể phụ ". “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ”là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang ”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa “bắt nạt ”, vừa "sỉ mắng" triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.
Lòng tham vô đáy là bản chất của bọn giặc phương Bắc. Lúc thì chúng "thác mệnh Hốt Tất Liệt" mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng lúc thì chúng "giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn". Giặc tìm đủ trăm phương nghìn kế "mà đòi...mà thu... để vét..." tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Mỗi vế câu vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của bọn sứ giặc: “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình // đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng // giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn ”.
Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao. Tác giả gọi sứ giặc là hổ đói không thể khoan nhượng, không thể khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành. Với cái nhìn sáng suốt, ông đưa ra một so sánh vô cùng sâu sắc: khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !. Hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa, có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng !. Cũng như phải cống nạp bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thỏa lòng tham vô đáy của lũ giặc ! vạ về sau mà Trần Quốc Tuấn chỉ rõ là thảm họa nước mất nhà tan, cùng các ngươi bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào ? ”.
Một trong những yêu cầu của hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đối phương, của giặc để khêu gợi lòng căm thù giặc của đông đảo nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cách cấu trúc các vế biền ngẫu đối xứng... đã tạo nên giọng văn đanh thép, (lùng hồn, mạnh mẽ, đầy ấn tượng).
3. Phần hai của đoạn văn sục sôi nhiệt huyết và tinh quyết chiến. Một tâm trạng nhiều đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc, trước họa xâm lăng đang đến gần. Ăn và ngủ là những nhu cầu sống không thể thiếu được đối với mỗi người. Thế mà vị thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Tới bữa “quên ăn ”, nửa đêm "vỗ gối đau đớn, tủi nhục đến cực độ "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".Một cách nói cụ thể, ám ảnh. Một cách diễn tả mạnh mẽ qua các vế câu cân xứng, hô ứng (chủ yếu mỗi vế 4 từ) làm nổi bật tâm trạng của người anh hùng khi Tổ quốc Đại Việt lâm nguy:
" Ta thường / tới bữa quên ăn / nửa đêm vổ gối / ruột đau như cắt / nước mắt đầm đìa"...
Cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau, của sự căm tức của vị thống soái cũng thật phi thường, quyết không dung tha lũ giặc cướp: căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù !”. Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt dể diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục: "xả" thịt, “lột" da, “nuốt" gan, "uống" máu (quân thù). Đó là cách nói, cách biểu thị của người xưa quyết không đội trời chung với giặc !
Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn. Từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị hành động, đó là cấu trúc nội tại ý tưởng - cảm xúc đoạn văn trên. Vị thống soái quyết một phen sống, mái với giặc Nguyên - Mông:
"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng !"
"Trăm thân...nghìn xác... " là cách nói thậm xưng, là phép khoa trương trong phú, hịch ngày xưa. "Nội cỏ" là đồng cỏ, bãi chiến trường: "Xác gói trong da ngựa" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tráng sĩ, tướng tá ngày xưa được hi sinh trên chiến địa. Tác giả đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thể thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở "Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta mạnh như gió lướt sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông. "Nếu hệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã !...
Đoạn văn trên đây tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của lí lẽ và cảm xúc kết hợp hài hòa. Giọng văn đanh thép, hùng hồn. Hình ảnh quân giặc tham lam, tàn bạo bao nhiêu thì hình ảnh Trần Quốc Tuấn lại hiên ngang, lẫm liệt và anh hùng bây nhiêu ! Đoạn văn đã làm sống lại những năm tháng hào hùng thuở "Bình Nguyên". Nó như tiếng kèn vang dội non sông, nâng cao dũng khí đoàn quân ào ào xung trận với quyết tâm "phá cường địch, báo hoàng ân". Thể hịch dưới ngòi bút Trần Quốc Tuấn đã trở thành bản anh hùng ca thời đại "Hịch tướng sĩ" là bài ca yêu nước thể hiện cao đẹp tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, biểu hiện rực rỡ nhất "Hào khí Đông A".
tham khảo nhé!
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tham khảo nha em:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Tham khảo:
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.
I. MỞ BÀI
- Ngày trước, nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo - tức vua quan trong triều đình càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.
- Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ" của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.
II. THÂN BÀI
1. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn
- Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “...các khanh thấy thế nào?”.
- Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.
- Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...
- Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".
- Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư.
- Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.
2. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn
- Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.
- Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.
- Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.
- Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.
- “Hịch tướng sĩ" ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"
- Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.
III. KẾT BÀI
- Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.
- Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.
TK#
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước luôn là một giá trị thiêng liêng và bất diệt, một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập tự do. Đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm tiêu biểu phản ánh tinh thần yêu nước cao cả của dân tộc trong thời kỳ chống quân xâm lược Nguyên – Mông. Từ lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn, ta có thể nhận thấy rằng lòng yêu nước không chỉ là một cảm xúc sâu sắc, mà còn là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm, giữa ý chí và hành động, là một phẩm chất cần được rèn luyện và phát huy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh. Lòng yêu nước không phải chỉ là một cảm xúc mơ hồ, mà là sự thức tỉnh, là sự nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Trần Quốc Tuấn khẳng định rằng, dù là những người tướng lĩnh, những chiến binh dũng mãnh nhất, họ cũng phải hiểu rằng sự sống còn của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự mà còn vào lòng yêu nước, vào tinh thần quyết chiến của mỗi cá nhân trong quân đội. Ông nhắc nhở các tướng sĩ rằng, trong giờ phút đất nước nguy nan, mỗi người phải quên đi những lợi ích cá nhân, để chiến đấu hết mình vì đất nước, vì tổ quốc. Đây chính là sự thức tỉnh về vai trò, trách nhiệm của một cá nhân đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Lòng yêu nước không chỉ là những lời nói, mà là hành động cụ thể. Đó là sự hy sinh, là quyết tâm không ngừng nghỉ để bảo vệ từng tấc đất, từng ngọn cỏ, từng hạt giống của quê hương. Mỗi tướng sĩ, mỗi người dân đều có trách nhiệm và vai trò trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, và đây là một ý thức phải được rèn luyện ngay từ trong gia đình, trong nhà trường, trong xã hội. Trần Quốc Tuấn cũng nhấn mạnh rằng, lòng yêu nước không chỉ xuất phát từ lòng yêu mến những giá trị vật chất hay lợi ích cá nhân mà còn từ sự gắn bó sâu sắc với lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lịch sử hào hùng của dân tộc chính là một nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi người có thể vươn lên trong khó khăn, có thể cứng rắn trước những thử thách. Lòng yêu nước, theo Trần Quốc Tuấn, là sự tôn trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Tình yêu đối với tổ quốc là tình yêu đối với những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc, là sự tôn vinh những thế hệ đi trước đã chiến đấu vì sự độc lập của đất nước. Đó là lý do tại sao Trần Quốc Tuấn nhắc lại những chiến thắng của ông cha trong quá khứ, để các tướng sĩ, cũng như mỗi người dân, nhận ra rằng họ không thể để những thành quả đó bị mai một. Chúng ta thấy rằng, trong bối cảnh hiện đại, lòng yêu nước cũng không thể thiếu sự gắn bó với lịch sử và văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong một thời đại mà văn hóa phương Tây đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lòng yêu nước ngày nay không chỉ là sự bảo vệ lãnh thổ mà còn là bảo vệ và phát huy nền văn hóa, bản sắc dân tộc. Lòng yêu nước còn được thể hiện qua tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong cuộc chiến đấu. Trần Quốc Tuấn không chỉ kêu gọi các tướng sĩ chiến đấu vì tổ quốc mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết trong quân đội, trong toàn dân. Khi mỗi cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm chiến đấu, sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vô biên, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Lòng yêu nước không chỉ là một đức tính của cá nhân, mà còn là yếu tố kết nối những con người cùng chung một mục tiêu, một lý tưởng. Lòng yêu nước là khi mỗi người đều ý thức được rằng, chỉ có đoàn kết, chỉ có sự hiệp lực mới có thể giúp dân tộc vượt qua mọi thử thách. Nếu không có sự đoàn kết, nếu mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, thì mọi cuộc chiến, mọi nỗ lực đều sẽ trở thành vô nghĩa. Trong chiến tranh, như Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ, khi quân đội và nhân dân đồng lòng, không gì có thể ngăn cản được sức mạnh của dân tộc. Cuối cùng, lòng yêu nước cũng thể hiện qua sự kiên định và quyết tâm không khuất phục trước mọi khó khăn, thử thách. Trong "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, dù chiến đấu trong hoàn cảnh nào, dù có phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, thì tướng sĩ vẫn phải giữ vững lòng quyết tâm, không bao giờ đầu hàng. Lòng yêu nước là khi ta không bao giờ bỏ cuộc, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nhất. Đó chính là phẩm chất kiên cường, bất khuất mà mỗi người con đất Việt đều cần có. Ngày nay, lòng yêu nước của chúng ta cũng phải được thể hiện qua sự kiên cường trong công cuộc xây dựng đất nước, trong việc vượt qua khó khăn và thử thách. Khi đối mặt với những vấn đề lớn của đất nước, như bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xã hội, mỗi người dân Việt Nam cần phải giữ vững tinh thần kiên định, không khuất phục trước những khó khăn. Lòng yêu nước là một phẩm chất cao quý, là sức mạnh tinh thần giúp mỗi dân tộc vượt qua thử thách và gian khổ. Qua "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rằng, lòng yêu nước không chỉ là cảm xúc, mà là sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm đối với đất nước, là sự gắn bó với lịch sử và văn hóa dân tộc, là sự đoàn kết và kiên định không bao giờ khuất phục. Lòng yêu nước không chỉ là khái niệm mang tính lý thuyết, mà là một động lực, một giá trị sống động và thiết thực, cần phải được nuôi dưỡng và phát huy mạnh mẽ trong mỗi con người, trong mọi thời đại.
Nghị luận về lòng yêu nước qua đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân đối với tổ quốc, đất nước. Tình yêu này được thể hiện qua những hành động cụ thể trong cuộc sống, đặc biệt là trong những giai đoạn lịch sử quan trọng. Đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu khắc họa sâu sắc lòng yêu nước của người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với các tướng sĩ, quân đội trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Lòng yêu nước thể hiện trong hành động bảo vệ tổ quốc Trong "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rõ ràng rằng: bảo vệ đất nước là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân, đặc biệt là của những người lính. Lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà phải được thể hiện qua hành động, qua sự quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi nguy cơ xâm lăng. Trần Quốc Tuấn đã khéo léo nhắc nhở các tướng sĩ về công lao của ông cha, về những hy sinh gian khổ để giữ gìn nền độc lập dân tộc. Ông không chỉ kêu gọi lòng yêu nước mà còn kêu gọi sự dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì sự trường tồn của đất nước. Tình yêu nước lúc này chính là sự quyết tâm chiến đấu đến cùng, không bỏ cuộc trước khó khăn. Lòng yêu nước và sự đoàn kết Một yếu tố quan trọng trong lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn muốn nhấn mạnh là sự đoàn kết của quân dân. Chỉ khi tất cả mọi người, từ quân đội đến dân chúng, đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và đồng lòng, thì mới có thể đánh bại kẻ thù. Ông đã khẳng định rằng mỗi người, dù ở vị trí nào, đều có thể góp phần vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Lòng yêu nước trong hoàn cảnh ấy không chỉ thể hiện trong hành động chiến đấu mà còn là sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh vượt trội. Tình yêu nước trong thời đại ngày nay Ngày nay, dù không phải đối mặt với những cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp như thời Trần, lòng yêu nước vẫn luôn là giá trị quan trọng. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua những cuộc chiến bảo vệ biên cương, mà còn thể hiện qua việc xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình. Mỗi công dân cần có ý thức giữ gìn nền văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm cho đất nước ngày càng mạnh mẽ và phát triển, xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh để bảo vệ. Kết luận Lòng yêu nước là một giá trị vô cùng thiêng liêng và quý báu, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Qua đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy rõ lòng yêu nước không chỉ là những cảm xúc trong lòng, mà là sự hy sinh, sự đoàn kết và những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước phải được thể hiện qua hành động, qua sự kiên cường và quyết tâm chiến đấu vì sự trường tồn của tổ quốc.