K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1

Mạc Đĩnh Chi là một nhân vật lịch sử nức tiếng xa gần về tài trí của mình. Ông sinh ra với ngoại hình xấu xí và dáng người thấp bé, nên thường bị người khác chê cười. Thế nhưng ẩn sau vẻ ngoài ấy là cả một trí tuệ to lớn, sáng ngời mà hiếm ai có thể sánh bằng. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng nhất với bài thơ Hoa sen bên giếng ngọc, được ứng tác ngay khi tiếp kiến nhà vua. Nhờ bài thơ này, mà không chỉ nhà vua mà còn cả triều thần đều nể phục trí tuệ của ông, không còn nghi ngờ hay chê cười về ngoại hình. Sau này, Mạc Đĩnh Chi được cử đi sứ nhiều lần, và lần nào cũng bình an trở về. Đặc biệt, ông còn nhiều lần ứng đối trực diện, vượt qua các thử thách của nhà Nguyên, để bảo toàn danh dự của nước ta. Ông còn được chính tay vua nhà Nguyên phê lên quạt là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, sau khi đọc bài thơ luận của ông. Điều đó đã chứng thực rõ nét về tài năng hơn người của Mạc Đĩnh Chi.

14 tháng 10 2023

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở chỗ ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ roc chí hướng và tài năng của mình.

15 tháng 10 2023

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đồng thời ông cũng là một nhà văn nhà thơ xuất chúng. Trong sự nghiệp văn học, ông không chỉ để lại những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn để lại những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc. Có thể kể đến như: Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông lần nữa, Cảnh ngày hè… Với văn chính luận, Nguyễn Trãi viết với một ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép, trúng ý đồ; luận điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới. Còn đối với tác phẩm trữ tình, ông lại có góc quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế, ông lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan khác nhau và bằng cả cái tâm. Các tác phẩm luôn ẩn chứa tâm tình, mong muốn khát vọng cho nhân dân được bình an, giàu đủ.

14 tháng 10 2023

Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.

Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Bông sen trong giếng ngọc            Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 

Bông sen trong giếng ngọc

 

          Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

        Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

        Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

        Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước).   Theo Lâm Ngũ Đường                                                                                                  

Câu 1: Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

a.      Là người có ngoại hình xấu xí.

b.     Là người rất thông minh.

c.      Là người có ngoại hình xấu xí nhưng rất thông minh.

d.     Là người dũng  cảm.

Câu 2: Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b.     Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và có ngoại hình xấu xí.

d.     Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

     Câu 3: Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b.     Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.      Vì bông hoa sen rất đẹp.

d.     Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

     Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 7: Trong câu: « Hôm sau,  chúng tôi đi Sa Pa » . Bộ phận nào là chủ ngữ ?

   a.  Hôm sau                  b. chúng tôi                    c. đi Sa Pa                      d. Sa Pa

     Câu 8: Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi.

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9: Đặt một câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, trong câu có 2 Trạng ngữ ( 1TN chỉ nơi chốn, 1 TN chỉ thời gian).           

................................................................................................................................

................................................................................................................................

    Câu 10: Câu 10 Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

- Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa

 

tay lên vẫy Ngọc Anh.

 

- Do có cái hang cáo khoét rỗng dưới chân, cái bệ gạch của ông tướng  thắt đai lưng

 

vàng đứng cạnh đền bị sụt lở.

                                       

 

0
14 tháng 10 2023

Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.

4 tháng 10 2023

Một trong những nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh. Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2/10/226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 

     Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

     Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi. Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình.

4 tháng 10 2023

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

3 tháng 3 2022

Người ta là hoa đất

3 tháng 3 2022

Người ta là hoa đất

 

28 tháng 3 2022

tham khảo

a) Người ta là hoa đất: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời. b) Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ: Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

a) Người ta là hoa đất: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời. b) Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ: Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.

29 tháng 9 2023

Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ là: “Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.”