Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp được bà ngoại cho từ hè năm ngoái..
Chú mèo mướp không lớn lắm, bộ lông mượt như nhung. Đầu chú tròn và nhỏ. Ai làm gì thì hai tai dỏng lên nghe ngóng. Em thích nhất đôi mắt tròn sáng ngời như hai viên ngọc. Chú mèo có hàng ria mép nằm ngang trông rất ngộ. Mấy cái răng thì nhọn dễ sợ. Mèo đi nhẹ nhàng, bốn chân nhón từng bước rất êm. Bất ngờ nó nhảy thoắt lên giường, lên nóc tủ. Mèo nhanh nhẹn lạ thường, mắt mở to sáng rực khi thấy bóng chuột. Và chỉ một cú nhảy nhanh nhẹn chuột đã nằm gọn trong đôi vuốt sắc nhọn của mướp rồi. Mỗi lần như vậy em thưởng cho chú một con cá vàng ươm. Bình thường, mèo nằm nghỉ, phơi nắng bộ lông mượt mà. Chú lấy chân vuốt râu, rửa mặt. Cái đuôi quặp ở bên mình. Chú mèo rất thích em vuốt ve cái cổ mềm của chú. Chú ta lim dim mắt, kêu "meo... meo..." khe khẽ.
Nhờ chú mèo mà nhà em đỡ lũ chuột nhắt quậy phá. Em và mọi người trong nhà đều yêu mến chú.
Trong Đoạn Văn Dưới Đây Có Những Cụm Danh Từ Nào
Cụm DT : VD : chú mèo mướp ......
còn đâu tự tìm hc tốt
Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.
Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.
Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.
Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?
Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.
Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"...
Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".
Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.
Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về... Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.
Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.
Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).
tham khảo:
Câu văn nhận biết:
Hổ Mang mắt càng bạnh to, mắt như hai hòn lửa, lưỡi thè ra hằn học: ''Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết!''
tác dụng : giúp cho sự miêu tả thêm hay chon câu từ , đoạn văn , làm cho câu văn có sức gợi hình hơn giúp người đọc hình dung ra rõ dáng vẽ của Hổ Mang.
Từ láy : người người , hoảng hốt , vươn vai , lẫm liệt , đẫm đạp , từ từ
Từ ghép : Chân núi , sứ giả , ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt , tráng sĩ , oai phong , đỉnh núi ,.....
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Từ láy: In đậm nghiêng
Từ ghép: In đậm
Trong câu văn "Trong lúc Chuột Cống hoảng hốt, Mèo con đã nhanh như cắt thò vuốt nhọn, móc thật mạnh vào cái bụng trắng hếu của Chuột Cống và vùng dậy", có sự sử dụng của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
1. Biện pháp tu từ So sánh:
2. Biện pháp tu từ Nhân hóa:
Tóm lại: Biện pháp tu từ chủ yếu trong câu văn là so sánh (nhanh như cắt) và nhân hóa (Mèo con và Chuột Cống hành động như con người).
Nhân hóa nha bạn