Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Về kinh tế:
- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
⟹ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
* Về khoa học - kỹ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
* Đối ngoại:
- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ với tất cả các nước
- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc áp bực.
=> Cần noi theo ý chí quyết tâm của họ
Đáp án D
Trong khi tình hình thế giới có sự chuyển biến nhanh chóng, thì Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “đổi mới hay là chết”- một khẩu hiệu xuất hiện ở Việt Nam lúc bấy giờ đã cho thấy đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Tham khảo:
Câu 1: Bài học kinh nghiệm Việt Nam từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô:
– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
Câu 2:
- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.
Sự thành công hoặc thất bại của chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia khác nhau đến từ nhiều yếu tố. Trong trường hợp của Việt Nam, Cuba và Trung Quốc, những yếu tố như lịch sử cách mạng, văn hóa và quyết tâm của lãnh đạo (ĐCS) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa xã hội. Những quốc gia kể trên đã tạo ra một sự cân bằng giữa quản lý kinh tế và chính trị linh hoạt, cho phép họ thích nghi với các biến đổi trong nền kinh tế và thế giới.
Ngược lại, ở Liên Xô và Đông Âu, sự thất bại của chủ nghĩa xã hội là một hệ quả tất yếu. Hệ thống quản lý kinh tế và chính trị tập trung và cơ cấu kinh tế không linh hoạt đã gây ra sự kém hiệu quả trong sản xuất và phân phối. Ngoài ra, áp lực từ phía phương Tây và cuộc Chiến tranh Lạnh đã tạo ra các thách thức đối với các quốc gia này.
Cuba, với những thành tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại nhiều bài học hữu ích cho Việt Nam. Đầu tiên, mô hình giáo dục của Cuba, nơi phát triển đạt mức cao nhất khu vực Mỹ Latinh, có thể được tham khảo để cải thiện chất lượng giáo dục Việt Nam. Thứ hai, Cuba đã đảm bảo sự chăm sóc sức khỏe cho tất cả công dân, cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào y tế cộng đồng. Cuối cùng, sự đoàn kết và cam kết mạnh mẽ giữa Cuba và Việt Nam, được thể hiện qua lịch sử cách mạng, nhấn mạnh giá trị của sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.