Cho góc xOy là góc nhọn và có tia phân giác Oz.Trên tia Oz lấy điểm M.Kẻ MA vuông góc Ox...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2024
Giải: a) Chứng minh ΔMOA = ΔMOB và MO là tia phân giác của góc BMA
  • Xét ΔMOA và ΔMOB có:
    • MO chung
    • ∠OMA = ∠OMB = 90° (do MA ⊥ Ox, MB ⊥ Oy)
    • ∠MOA = ∠MOB (Oz là tia phân giác của góc xOy)
  • => ΔMOA = ΔMOB (cạnh huyền - góc nhọn)
  • => MA = MB và ∠AMO = ∠BMO (các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau)
  • Vậy MO là tia phân giác của góc BMA.
b) Chứng minh OM vuông góc với AB
  • Xét ΔOAH và ΔOBH có:
    • OH chung
    • ∠OHA = ∠OHB = 90° (do AH ⊥ MO, BH ⊥ MO)
    • OA = OB (ΔMOA = ΔMOB)
  • => ΔOAH = ΔOBH (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
  • => ∠AOH = ∠BOH (các góc tương ứng bằng nhau)
  • Mà ∠AOH + ∠BOH = 180° (hai góc kề bù)
  • => ∠AOH = ∠BOH = 90°
  • Vậy OM vuông góc với AB.
c) Chứng minh A, M, E thẳng hàng
  • Ta có:
    • DE // AB (gt)
    • MA ⊥ AB (gt)
  • => DE ⊥ MA (quan hệ từ vuông góc đến song song)
  • Mà MB ⊥ Oy (gt)
    • DE // AB (gt)
    • Oy ⊥ OB (gt)
  • => DE ⊥ OB (quan hệ từ vuông góc đến song song)
  • Từ (1) và (2) suy ra: MA và OB cùng vuông góc với DE tại M và B.
  • => A, M, B thẳng hàng.
  • Mà B, M, E thẳng hàng (do DE cắt Oy tại E)
  • Vậy A, M, E thẳng hàng.
Kết luận:
  • Tam giác MOA bằng tam giác MOB.
  • MO là tia phân giác của góc BMA.
  • OM vuông góc với AB.
  • A, M, E thẳng hàng.
25 tháng 12 2024

x O y z M A B H D E

a/

Xét tg vuông MOA và tg vuông MOB có

OM chung; \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta MOA=\Delta MOB\) (2 tg vuông có cạnh huyền và góc nhọn tương ứng = nhau)

\(\Rightarrow\widehat{AMO}=\widehat{BMO}\) => MO là phân giác của \(\widehat{BMA}\)

b/

Xét \(\Delta AHO\) và \(\Delta BHO\)

\(\Delta MOA=\Delta MOB\left(cmt\right)\Rightarrow OA=OB;OH\) chung

\(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta AHO=\Delta BHO\left(c.g.c\right)\Rightarrow\widehat{AHO}=\widehat{BHO}\)

Mà \(\widehat{AHO}+\widehat{BHO}=\widehat{AHB}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{AHO}=\widehat{BHO}=\dfrac{\widehat{AHB}}{2}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\Rightarrow OM\perp AB\)

c/

Ta có

DE//AB (gt); \(OM\perp AB\left(cmt\right)\Rightarrow OM\perp DE\)

Xét \(\Delta ODE\)

\(OM\perp DE\left(cmt\right)\)

\(MB\perp Oy\left(gt\right)\Rightarrow DM\perp OE\)

=> M là trực tâm của \(\Delta ODE\)

\(\Rightarrow EM\perp OD\) (trong tg 3 đường cao đông quy)

Mà \(MA\perp Ox\left(gt\right)\Rightarrow MA\perp OD\)

\(\Rightarrow EM\equiv MA\) (Từ 1 điểm bên ngoài 1 đường thẳng chỉ dựng được duy nhất 1 đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho)

=> A, M, E thẳng hàng

bài 1 cho Ot là tia phân giác của góc nhọn xOy. trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. trên tia Ot lấy diểm M sao cho OM>OA.a, chứng minh tam giác AOM=tam giác BOMb. gọi C là giao điểm tia AM và tia Oy, gọi D là giao điểm của tia BM và tia Ox. chứng minh: Ac=BDc. nối A và B, vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại A. chứng minh d // Otbài 2 cho góc nhọn xOy. lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm...
Đọc tiếp

bài 1 cho Ot là tia phân giác của góc nhọn xOy. trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. trên tia Ot lấy diểm M sao cho OM>OA.

a, chứng minh tam giác AOM=tam giác BOM

b. gọi C là giao điểm tia AM và tia Oy, gọi D là giao điểm của tia BM và tia Ox. chứng minh: Ac=BD

c. nối A và B, vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại A. chứng minh d // Ot

bài 2 cho góc nhọn xOy. lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm B thuộc tia Oy sao cho OA=OB. qua A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox cắt Oy tại M. qua B kẻ đường thẳng vuông góc với Oy cắt Ox tại N. gọi H là là giao điểm của AM và BN, I là trung của MN.chứng minh rằng 

a. ON=OM và AN=BM

b. tia OH là tia phân giác của góc xOy

c. đường thẳng qua B // AC cắt tia DN tại N

chứng minh: tam giác ABM=tam giác CNM

0
12 tháng 4 2020

a, Xét △OAM vuông tại A và △OBM vuông tại B

Có: AOM = BOM (gt)

       OM là cạnh chung

=> △OAM = △OBM (ch-gn)

=> AM = BM (2 cạnh tương ứng)

và OA = OB (2 cạnh tương ứng)

=> △OAB cân tại O

b, Xét △MAD vuông tại A và △MBE vuông tại B

Có: AM = MB (cmt)

    AMD = BME (2 góc đối đỉnh)

=> △MAD = △MBE (cgv-gnk)

=> MD = ME (2 cạnh tương ứng)

c, Gọi OM ∩ DE = { I }

Ta có: OA + AD = OD và OB + BE  = OE 

Mà OA = OB (cmt) , AD = BE (△MAD = △MBE) 

=> OD = OE 

Xét △IOD và △IOE

Có: OD = OE (cmt)

      DOI = EOI (gt)

     OI là cạnh chung

=> △IOD = △IOE (c.g.c)

=> OID = OIE (2 góc tương ứng)

Mà OID + OIE = 180o (2 góc kề bù)

=> OID = OIE = 180o : 2 = 90o

=> OI ⊥ DE

Mà OM ∩ DE = { I }

=> OM ⊥ DE

12 tháng 2 2016
Câu b:Xét tam giác BME và tam giác AMD: góc B = góc A MB=MA góc BME = góc AMD suy ra: tam giác BME = tam giác AMD suy ra: MD=ME Câu a:Xét tam giác OBM và tam giác OAM ta có OA chung Góc BOM = góc AOM góc B= góc A suy ra: tam giác OBM = tam giác OAM suy ra: MA=MB và suy ra: OA=OB ; tam giác OAB là tam giác cân tại O vì OA=OB

Vẽ cái hình ra mún tính j thì tính