I.VĂN BẢN (8 câu)
Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.
Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?
Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?
Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?
Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?
Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?
Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?
II. TIẾNG VIỆT (9 câu)
Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?
Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.
Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6: Tình thái từ là gì ?
- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!
Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?
Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?
- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?
“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non...”
( Hồ Xuân Hương)
Câu 8 :
- Thế nào là câu ghép.
- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?
“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”
Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?
- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?
Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?
III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).
Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.
Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.
Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.
Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.
- Ồ: Thán từ bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của người nói.
- Thế này nhé!: Thán từ, có tác dụng làm mềm giọng điệu, gây sự chú ý và tạo sự gần gũi, thân thiện với người nghe. Nó như một lời dẫn dắt, chuẩn bị cho phần giải thích phức tạp phía sau.
- Là: Trợ từ, nhấn mạnh ý nghĩa của từ đứng trước nó. Trong câu này, "là" được lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh các mối quan hệ huyết thống được tạo ra một cách hài hước, bất ngờ. Nhờ trợ từ "là", người đọc hiểu rõ hơn về sự liên kết "dù dì - con công - gà" và sự phi lý thú vị của nó.