Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TRẢ LỜI:
Bạn có thể lên google tỳm kiếm !
CHÚC HỌC TỐT:)...
@CaNdYcAnDy [ ^ ~ ^ ]
:333
đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
thế rồi cơn bão đã quabầu trời xanh trở lại
mẹ về như nắng mới
sáng ấm cả căn nhà
a, đoạn thơ trên sử dụng những danh từ nào ?
b, chỉ ra động từ và tính từ trong câu : mẹ về như nắng mới
c,từ nội dung trên hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em về mẹ
câu 2 ( 6 điểm )
kể lại truyện em bé thông minh bằng lời của em
mk vừa mới thì đề này chiều hôm nay đấy bạn ! nhưng mình chưa viết xong bài hai nên buồn quá ! nhưng cũng chúc bạn giáng sinh vui vẻ nha
minh thi roi trong do co cau
nhung hoa nho moc thanh cum co tac dung gi
ke ten nhung loai hoa ma khi da thanh qua ma van giu duoc mot so bo phan cua hoa
neu dac diem cua qua kho ne va qua kho khong ne
Ko có đâu bạn ạ, vì mình mới học lớp 5! Nhưng mình muốn kết bạn với bạn nên mình mới bình luận!
lần 2 kiểm tra ngữ văn:
đề bài: Làm kịch
nhóm 1: kịch Thánh Gióng
nhóm 2: kịch Thầy bói xem voi
nhóm 3(nhóm tui): kick Treo biển
đó, đề bài đó XD
mik có 1 đề nhưng hơi dài một chút, bạn thông cảm nha!!!
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 6
MÔN: NGỮ VĂN 6
Họ và tên:…………………….
ĐIỂM
|
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
|
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
Câu 1: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào?
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Miêu tả hoạt động.
- Dùng từ trái nghĩa .
- Dùng từ đồng nghĩa.
Câu 2: : Nghĩa của từ là gì?
- Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị.
- Là hoạt động mà từ biểu thị.
- Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ biểu thị.
- Là sự vật mà từ biểu thị.
Câu 3: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ?
- Tôi đi học sớm hơn mọi ngày.
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.
- Nam là một học sinh giỏi.
- Mai rất chăm học.
Câu 4: : Từ phức được phân thành :
A. Từ phức và từ láy. B. Từ đơn và từ phức .
C. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ ghép.
Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?
- Tráng sĩ, giang sơn, anh em, sơn hà.
- Cha mẹ, tráng sĩ, giang sơn, sơn hà.
- Sơn hà, giang sơn, sứ giả, tráng sĩ.
- Tráng sĩ, giang sơn, bạn bè, sơn hà.
Câu 6: Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì?
A. Vị ngữ. B. Chủ ngữ. C. Định ngữ D. Bổ ngữ.
Câu 7: Nghĩa của từ “nghèo” trong câu “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một phú ông” là:
- Chỉ sự đầy đủ về tinh thần.
- Chỉ sự giàu có về của cải, vật chất
- Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần
- Chỉ sự thiếu thốn về vật chất
Câu 8: Câu “Đoạn đường này thật là hoang mang.” mắc lỗi gì?
- Dùng từ không đúng nghĩa.
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Lặp từ.
- Không mắc lỗi.
Câu 9: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
- Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
- Chỉ có một mình.
- Chịu đựng vất vả một mình.
- Mồ côi không nơi nương tựa.
Câu 10: Từ là gì?
- Là đơn vị dùng để đặt câu.
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất dùng để đặt câu.
Câu 11: Câu văn sau gồm mấy từ,mấy tiếng?“ Mai là một học sinh giỏi.”
A. 5 từ 6 tiếng B. 6 tiếng 6 từ. C. 3 từ 6 tiếng. D. 4 từ 6 tiếng .
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?
- Em rất yêu con mèo nhà em vì nó bắt chuột rất giỏi.
- Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
- Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
II. Tự luận : (7 điểm)
Câu 1. (2đ)
a. Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? (1 đ)
b. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. (0,75 đ)
c. Hãy cho biết trong những câu thơ sau từ “lá” được dùng với nghĩa nào? (0,25 đ)
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi.
(Hồ Ngọc Sơn- Gửi em dưới quê làng)
Câu 2. (3đ)
1. Nêu những đặc điểm của danh từ (1đ).
2. Đặt câu với các danh từ: học sinh, Hoài Thương. (1đ)
3. Cho đoạn văn:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
(Ếch ngồi đáy giếng).
Em hãy xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích và gạch chân phần trung tâm của cụm danh từ. (1đ)
Câu 3. (2 đ)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) với chủ đề sân trường giờ ra chơi và chỉ ra 3 danh từ và một cụm danh từ mà em đã sử dụng bằng cách gạch chân những danh từ và cụm danh từ đó.
______ HẾT ______
I. Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện?
c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?
d. Chép lại những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên?
Phần II: Tự luận ( 6 điểm)
Hãy tả một người thân mà em yêu quý?
phần I :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
''Dòng sông Năm Căn mênh mông,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước , trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
câu 1 :Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?văn bản đó thuộc chương mấy?tác phẩm nào ?ai là tác giả?
câu 2:đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào
câu 3 ;trong đoạn văn trên,tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào(mấy lần)?tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
câu 4 :cho biết vị trí của người miêu tả và trình tự miêu tả trong đoạn trích ?
câu 5:viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau.
phần II : tả một người bạn mà em quý mến
Thời gian từ 9 giờ đến 20phut cho đến 9 giò 40phut. là bao nhiêu.
TRƯỜNG THCS Lê Khắc Cẩn | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 |
Đề bài:
I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
II. Tập làm văn ( 6 điểm):
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).
Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.
Bạn học trường nào v
Trường hoa Lư tỉnh Thái Bình