câu 1:vì sao cần phải tiết kiệm năng lượng? em hãy neêu 1 số bi...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2024
Câu 1: Vì sao cần phải tiết kiệm năng lượng?

Giải thích: Tiết kiệm năng lượng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết vì:

  1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Nguồn năng lượng như than, dầu mỏ, khí tự nhiên là các tài nguyên không tái tạo, nếu sử dụng quá mức sẽ cạn kiệt.
  2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp giảm lượng khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
  3. Tiết kiệm chi phí: Việc tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí sinh hoạt cho mỗi gia đình và giảm gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
  4. Tạo ra nguồn năng lượng bền vững: Tiết kiệm năng lượng còn giúp duy trì nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện để sử dụng lâu dài.
Câu 2: Trình bày các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng

Giải thích: Để xây dựng một bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, cần thực hiện các bước sau:

  1. Lựa chọn thực phẩm:

    • Tinh bột: Gạo, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc.
    • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, đậu, sữa.
    • Chất béo: Dầu ăn, bơ, các loại hạt.
    • Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây, củ quả.
  2. Xác định tỉ lệ hợp lý:

    • Bữa ăn cần có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm:
      • 50-60% tinh bột (cung cấp năng lượng).
      • 15-20% đạm (phát triển cơ bắp).
      • 15-20% chất béo (cung cấp năng lượng lâu dài).
      • 20-30% rau củ quả (tăng cường vitamin, khoáng chất).
  3. Chế biến hợp vệ sinh:

    • Làm sạch nguyên liệu trước khi chế biến.
    • Nấu nướng đúng cách để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
  4. Ăn uống đúng giờ và đúng khẩu phần:

    • Ăn đủ 3 bữa/ngày và bổ sung thêm bữa phụ nếu cần thiết.
    • Chia khẩu phần ăn hợp lý, tránh ăn quá nhiều hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  5. Bổ sung nước:

    • Uống đủ nước (khoảng 1.5-2 lít mỗi ngày) giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
Đáp án:
  1. Tiết kiệm năng lượng giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và duy trì nguồn tài nguyên lâu dài.
  2. Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng bao gồm lựa chọn thực phẩm, xác định tỉ lệ hợp lý, chế biến vệ sinh, ăn uống đúng giờ và uống đủ nước
10 tháng 12 2021

anh chị bạn ơi giúp em với ạngaingung

 

30 tháng 4 2021

1 Chất đạm (Prôtêin)

Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt.

Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết.

Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo tế bào chết, tu bổ những hao mòn cơ thể.

Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể …

b)chất đường bột(gluxits)

·        Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi …

·        Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

3. Chất béo

·        Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể

·        Là dung môi hoà tan các vitamin, Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4. Sinh tố (Vitamin)

·        Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da… hoạt động bình thường

·        Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh…

5. Chất khoáng

·        Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp.

·        Tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. 

6. Nước

·        Nước trong rau, trái cây, thức ăn hàng ngày.

·        Là thành phần chủ yếu của cơ thể.

·        Là môi trường cho mọi chuyển hóa và tr

·        Điều hòa thân nhiệt.

7. Chất xơ

·        Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc.

·        Giúp ngừa bệnh táo bón.

1.     Em hãy nêu 6 món ăn thông thường hằng ngày ở gia đình em. Theo em, những món ăn đó có những loại chất dinh dưỡng nào? (3 điểm)2.     Em hãy sắp xếp thứ tự cho những đặc điểm của một bữa ăn hợp lí trong gia đình sau đây (số 1 là đặc điểm quan trọng nhất): (1,5 điểm)£ Bữa ăn phù hợp về khẩu vị, ngon miệng.£ Bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết,...
Đọc tiếp

1.     Em hãy nêu 6 món ăn thông thường hằng ngày ở gia đình em. Theo em, những món ăn đó có những loại chất dinh dưỡng nào? (3 điểm)

2.     Em hãy sắp xếp thứ tự cho những đặc điểm của một bữa ăn hợp lí trong gia đình sau đây (số 1 là đặc điểm quan trọng nhất): (1,5 điểm)

£ Bữa ăn phù hợp về khẩu vị, ngon miệng.

£ Bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

£ Các món ăn được chế biến để tạo ra các bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn và đủ chất.

£ Số bữa ăn và thời gian ăn trong ngày hợp lí, bầu không khí bữa ăn vui vẻ, thân mật.

£ Bữa ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

£ Chi phí cho bữa ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

3.     Có mấy dạng ngộ độc thực phẩm? Đó là những dạng nào? Em hãy nêu ví dụ về các dạng ngộ độc thực phẩm mà em đã từng chứng kiến, nghe kể hoặc xem trên phương tiện thông tin đại chúng. (3 điểm)

4.     Em hãy đánh dấu P vào “Nên” hay “Không nên” cho thích hợp. (2,5 điểm)

Nên hay không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Nên

Không nên

1.   Ăn các loại thực phẩm nhuộm màu xanh đỏ đẹp mắt.

 

 

2.   Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và dụng cụ nấu ăn.

 

 

3.   Ăn các loại quà vặt bán ở cổng trường, lề đường.

 

 

4.   Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

 

5.   Rửa kĩ và gọt vỏ trước khi ăn trái cây.

 

 

6.   Không che đậy thức ăn, để bụi bẩn, ruồi nhặng, gián, chuột…có thể tiếp xúc với thức ăn.

 

 

7.   Không rửa sạch tay trước khi cắt, thái thực phẩm.

 

 

8.   Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống với thức ăn chín.

 

 

9.   Rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bằng nước sông, ao, hồ.

 

 

10.   Người đang bị các bệnh truyền nhiễm tham gia nấu ăn, chế biến thực phẩm.

 

 

cần gấp ạ

 

5
28 tháng 2 2021

4.     Em hãy đánh dấu P vào “Nên” hay “Không nên” cho thích hợp. (2,5 điểm)

Nên hay không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Nên

Không nên

1.   Ăn các loại thực phẩm nhuộm màu xanh đỏ đẹp mắt.

 

   P

2.   Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và dụng cụ nấu ăn.

  P

 

3.   Ăn các loại quà vặt bán ở cổng trường, lề đường.

 

    P

4.   Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  p

 

5.   Rửa kĩ và gọt vỏ trước khi ăn trái cây.

  P

 

6.   Không che đậy thức ăn, để bụi bẩn, ruồi nhặng, gián, chuột…có thể tiếp xúc với thức ăn.

 

    P

7.   Không rửa sạch tay trước khi cắt, thái thực phẩm.

 

    P

8.   Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống với thức ăn chín.

 

   P

9.   Rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bằng nước sông, ao, hồ.

 

    P

10.   Người đang bị các bệnh truyền nhiễm tham gia nấu ăn, chế biến thực phẩm.

 

    P

 

 

28 tháng 2 2021

bạn đăng kiểu vậy ai trả lời cho hết :(

 

18 tháng 12 2023

cơm : thích hợp

rau: thích hợp

thịt: nên ăn ít

trái cây: ăn đủ

18 tháng 12 2023

cơm, rau:ăn nhiều

các loại trái cây: ăn vừa đủ

thịt, cá:ăn vừa phải

muối, mắm, bột canh: ăn ít hoặc hạn chế

mỡ: ăn vừa

28 tháng 2 2021

bạn đánh số thứ tự cho mỗi dấu chấm đầu dòng nhé từ trên xuống,mình viết đáp án nè.

5-3-2-6-4-1.

28 tháng 2 2021

(1) Bữa ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

(2) Chi phí cho bữa ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

(3) Bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình

(4) Số bữa ăn và thời gian ăn trong ngày hợp lý, bầu không khí bữa ăn vui vẻ, thân mật.

(5) Các món ăn được chế biến để tạo ra các bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn và đủ chất

(6) Bữa ăn phù hợp về khẩu vị, ngon miệng.