Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Danh từ: sự đau khổ, cách khắc phục, nỗi buồn
Động từ: hy vọng, bình tâm, bình bầu, mong muốn
Tính từ: bình dị
lộn là quyết tâm với ý kiến đúng nãy trả lời bạn mik cũng đang giảng cho một đứa khác nên đánh lộn
Trả lời :
Tiếng "hoa" có mối quan hệ đồng âm với "hoa tay" , "bông hoa" và "hoa văn"
~ Học tốt ạ ~
1. B 3 nhân vật: Nhà quý tộc, con trai nhà quý tộc, cậu bé nghèo.
5, Ban đầu cậu bé muốn sau này lớn lên làm nghề ruộng giống cha vì nhà nghèo, không có tiền đi học.
8, Luôn tin tưởng, sống nhân hậu, trao yêu thương, ngày nào đó ước mơ của bạn chắc chắn sẽ thành hiện thực.
9, C. tai nạn
Đoạn văn tả mẹ :
Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.
Mẹ em là nông dân. Hôm nay trời nóng như rang,ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.Em thương mẹ lắm !
- Động từ : Cấy
- Tính từ : chết
- Quan hệ từ : như
Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
k nha
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
tham khảo nha
hat gao co duoc la bao cong lao,bao vat va cua nguoi nong dan. tham thuom.......
TL
Tui trả lời câu 1 thui nha
Cảnh biển cả và cảnh mùa xuân
T i k tui nghen
BÀI LÀM
(Tả mẹ em đang may áo)
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.
Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.
Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.
Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.
Chiều mát, bố em thường ra vườn chăm sóc cây. Cây ăn quả bố trồng đang đơm hoa, kết trái. Em lăng xăng theo bố để xem bố làm vườn.
Bố em tuổi đã tứ tuần nhưng khoẻ mạnh và hăm hở làm vườn như một chàng lực điện tuổi mới đôi mươi. Tóc bố còn đen nhánh, chưa có sợi tóc bạc nào. Tóc bố cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền của bố rạng rỡ vì niềm yêu thích mảnh vườn con. Mắt bố to và đẹp, sáng long lanh niềm hăng hái lao động. Bàn tay bố to, cánh tay rắn chắc, nổi cuồn cuộn bắp thịt. Chiều nay bố bón phân, tưới nước cho cây. Nhân đó, bố gieo hạt cải. Bố mặc quần cộc, áo sơ mi cũ ngắn tay đã bạc màu rồi xách cái cuốc đi ra vườn không quên dặn em mang túi phân NPK theo.
Bố xách nước tưới vào gốc cây và rắc phân NPK xuống đất, cách gốc cây cỡ hai mươi xăng-ti-mét. Bố cuốc đất vun tròn xung quanh gốc rồi tưới nước lần thứ hai cho đất vừa thấm. Xong việc bón phân cho cây, bố vác cuốc ra khoảng đất trống. Chỗ ấy, bố đã cuốc lật từ mấy hôm trước nên bây giờ bố chỉ cần dùng cuốc băm và đập cho tơi đất. Tay bố vung lên hạ xuống theo nhịp cuốc rồi trở cán cuốc đập cho đất tơi nhuyễn. Bàn tay bố nắm chặt cán cuốc đưa lên hạ xuống nhịp nhàng, bắp tay của bố nối vồng lên. Bố vừa cuốc vừa đi giật lùi một lúc thì luống đất đã được băm tơi xốp. Bố dùng cái cào để cào cỏ ra. Em lấy kihốt cỏ đổ vào hố rác rồi vội vàng chạy lại xem bố gieo hạt cải. Bố mở gói hạt cải, khéo léo rắc đều lên luống đất. Sau đó, bố dùng bình hoa tưới nước lên luống đất. Bố tưới nhẹ và vừa đủ ẩm cho hạt cải nảy mầm, lên lá. Bố xoa hai tay vào nhau khoan khoái nói: “Thế là xong, vài hôm là có cải non ăn rồi con ạ!”. Em vâng dạ rồi phụ bố thu dọn thùng tưới, cuốc, ki vào nhà. Chiều chủ nhật trôi qua êm ả, dễ chịu.
Bố em đi làm suốt tuần nhưng vẫn tranh thủ những ngày nghỉ để trồng rau, chăm sóc vườn. Bố bảo đó là cái thú vui lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. Lao động trí óc ở công sở căng thẳng, bố em xem việc trồng cây là thú vui. Em sẽ giúp bố tưới nước và bắt sâu cho cải. Có luống rau sạch tự trồng, nhà em có rau ngon để ăn và có dịp để cả nhà vui vẻ lao động.
Trông cuộc đời của con người ta chắc chắn ai cũng phải trải qua đắng cay ngọt bùi mới thấm thía được vị đời và bài thơ "Hạt gạo làng ta" của trần đăng khoa là thứ chứng minh điều đó.Trong hạt gạo có chứa biết bao nhiều vị nhưng đó liệu có phải là vì của cơm gạo không? Không.Đó là vị mồ hôi nước mắt và bao khó nhọc của người nông dân để có thể tạo ra thứ làm rạng danh tổ quốc .bài thơ "hạt gạo làng ta" nó về sự vất vả của quá khứ để rồi ngày hôm nay Việt Nam đã thay đổi và sáng lên rất rất nhiều.câu chuyện từ những tháng năm bom Mĩ để hôm nay an lành.Đó có lẽ là những điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ, qua từng hạt gạo để cho nhân dân ta mãi mãi khắc ghi.
Nếu nó không hay thì cho xin lỗi nhiều ạ!
Trông cuộc đời của con người ta chắc chắn ai cũng phải trải qua đắng cay ngọt bùi mới thấm thía được vị đời và bài thơ "Hạt gạo làng ta" của trần đăng khoa là thứ chứng minh điều đó.Trong hạt gạo có chứa biết bao nhiều vị nhưng đó liệu có phải là vì của cơm gạo không? Không.Đó là vị mồ hôi nước mắt và bao khó nhọc của người nông dân để có thể tạo ra thứ làm rạng danh tổ quốc .bài thơ "hạt gạo làng ta" nó về sự vất vả của quá khứ để rồi ngày hôm nay Việt Nam đã thay đổi và sáng lên rất rất nhiều.câu chuyện từ những tháng năm bom Mĩ để hôm nay an lành.Đó có lẽ là những điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ, qua từng hạt gạo để cho nhân dân ta mãi mãi khắc ghi.