Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : - Gọi dạ bảo vâng.
- kính già, già để tuổi cho
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Đi hỏi về chào
- Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 2 : - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Ăn trông nồi , ngồi trông hướng.
- Chim khôn kêu tiếng dễ nghe
Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm
- Một sự nhịn, chín sự lành
Câu 1 :
- Đi hỏi về chào.
- Đi thưa về trình.
- Đi thưa cho biết về trình cho hay.
- Đi thưa về gửi.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Lời chào cao hơn mâm cổ.
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
- Tiên học lễ hậu học học văn.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Kính già, già để tuổi cho
Câu 2 :
- Một sự nhịn, chín sự lành
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ở quen thói, nói quen sáo.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
- Dột từ nóc dột xuống.
- Nhà dột tại nóc.
- Đục từ đầu sông đục xuống.
- Tôn ti trật tự.
Bài làm
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
- Muốn tròn phải có khuôn,muốn vuông phải có thước
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
# Học tốt #
+Khéo co thì ấm
+Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
+Hữu xạ tự nhiên hương
+Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
+...
Trung thực:
+Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
+Giấy rách phải giữ lấy lề
+Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
+Trời cho sao hưởng vậy
+Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
+...
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
TỤC NGỮ :
- Tre già khó uốn.
- Tre già là bà lim.
- Có tre mới cho vay hom tranh.
- Tre già măng mọc.
- Tre non dễ uốn.
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi.
- Tre lướt cò đỗ.
CA DAO :
- Đóng tre căng bạc giữa đồng
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên
Súng anh canh cả trời đêm
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng.
- Chặt tre cài bẫy vót chông
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.
- Em về cắt rạ đánh tranh
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà
Sớm khuya hoà thuận đôi ta
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình.
- Một cành tre, năm bảy cành tre
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng.
- Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
- Trăng lên tắm luỹ tre làng
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi
Trăng thơm bên má em tôi
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh.
Ru em, em ngủ cho lành
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe !
Dù cho địch đến đồng quê quê mình.
Đừng hòng phá luỹ tre xanh
Cướp con chim nhỏ trên cành của em
Súng trường tay chị ngày đêm
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời.
Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài hát dân ca và truyện, tùy bút v.v về cây tre Việt Nam.
Về thể loại văn xuôi em nên tìm đọc cuốn "Cây tre Việt Nam" của cố nhà báo Thép Mới-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-2001, về thơ có bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Duy (vào khoáng 1973-1975) anh còn nhớ vài câu:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Truyện ngàn xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Có gì đâu có có gì đâu
Đói nghèo ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng nép mình bóng râm
......
Chẳng may thân gãy cành rơi
Còn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
......
Về ca dao có nhiều câu rất ý nhị tình quê như:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre xanh đủ lá đan sàng hay chưa?
Chàng hỏi thì em xin thưa
Tre vừa đủ lá đan sàng nên chăng?
Hay:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.
Chúc em sưu tầm và thuộc nhiều thơ văn về cây tre việt nam
Tính từ
tài giỏi khác thường ( nghĩa của từ " lỗi lạc " )
1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
3. Cây ngay ko sợ chết đứng .
4 Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
5. Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
6. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
7. Áo rách cốt cách người thương.
8. Ăn có mời ; làm có khiến.
9. Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang"
10 Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma
11 Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
12 Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quang Trung
. Trần Hưng Đạo
. Lý Thường Kiệt
Ngô Quyền
"lỗi lạc"có nghĩa là tài giỏi khác thường , vượt trội hơn mọi người
Một số truyện cổ tích, câu ca dao, bài thơ về cây tre:
+ Truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"
+ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
(Ca dao)
+ Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
(Tế Hanh)
+ Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
*Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
*Công cha nghĩa mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
*Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
*Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương Cha Mẹ nuôi mình khi xưa
*Thờ cha mẹ,ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trrong luân thường
*Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ,mắt lờ con nuôi
*Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay
*Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con
*Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
*Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
1) Công cha như núi Thái Sơn
Ngĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ kính công cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2) Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi!
3) Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là tu chân
4) Đêm khuya trăng rụng xuống cầu
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau
5_) Mồ côi cha,ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm.
1 đi học về em lập tức vào quét nhà
2 bạn nghĩa tuy nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn lại học rất giỏi
3 có công mài sắt có ngày nên kim
Bài 1: Ăn cơm xong em lập tức học bài
Bài 2: Bạn Nghi tuy khó khăn nhưng bạn học rất giỏi
Bài 3: Có công mài sắt có ngày nên kim. Có chí thì nên. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Thua keo này bày keo khác.
Dưới đây là một số ca dao, tục ngữ Việt Nam nói về tre:
Tre già măng mọc: Ý nghĩa là thế hệ đi trước sẽ có thế hệ kế tiếp.
Tre già nhưng lòng cứng cáp: Tre già nhưng vẫn giữ được sự kiên cường, tượng trưng cho người già nhưng vẫn rất mạnh mẽ và kiên trì.
Tre đằng ngà, măng mọc thẳng: Thế hệ trước tốt đẹp thì thế hệ sau cũng phát triển tốt đẹp.
Tre vững trơ trụi bão, măng vươn cao đón nắng: Tre đứng vững trước khó khăn, măng vươn lên phát triển, thể hiện sự kế thừa và phát triển.
Cây tre trăm đốt: Câu chuyện cổ tích quen thuộc về lòng kiên trì và sức mạnh của người dân Việt Nam trong việc vượt qua khó khăn.
Tre già đã cỗi, măng non phải nhánh: Thể hiện sự kế thừa và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thế hệ trước.