K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Buổi sáng, có tiếng loa rao vang khắp cánh đồng: “Thi tài… thi tài… chọn người tài giỏi đi dự đại hội đầm sen đây!”. Bọn ếch, nhái, chẫu chuộc lao xao gọi nhau đi thi. Lão cóc được đề cử làm trưởng ban giám khảo. Lão này có tiếng là công minh, chính trực. Việc gì sai trái là lão lập tức phê phán ngay. Ngày xưa lão còn dám lên tận thiên đình kêu kiện, đấu lý, ông trời cũng phải chịu thua lão.

 Lão cóc đứng chống nẹ tuyên bố:

- Chúng ta sẽ thi môn nhảy cao!

Cả bọn ồn ào khi lão cóc công bố thể lệ cuộc thi. Lũ châu chấu, niềng niễng, cào cào bị loại ngay không được dự thi vì chúng vừa nhảy, vừa bay, rất khó xác định được thật giả. Bọn cá buồn thiu không thể tham gia vì cuộc thi tiến hành ở trên cạn mà cá muốn nhảy được thì phải nhờ có nước. Đám rùa, cua, ốc, cà cuống thì chịu hẳn vì cả đời chúng có biết nhảy là gì đâu. Chỉ có đám ếch nhái là phấn khởi. Ếch tin mình chắc chắn là vô địch vì xưa nay nó vẫn nổi tiếng là nhảy cao, nhảy xa nhất cánh đồng.

Cuộc thi bắt đầu. Lão cóc trịnh trọng phất cờ lệnh. Đúng như dự đoán, cả ba lần nhảy, đại diện của lũ ếch đều nhảy cao và xa nhất, chẫu chuộc xếp thứ nhì và nhái bén đứng thứ ba. Đám ếch huênh hoang reo hò ầm ĩ khắp cánh đồng:

- Số một… số… một… một… một… ếch… là… số… một…

Lão cóc bảo:

- Ếch vô địch! Nhưng hôm nay mới chỉ là vòng sơ khảo. Sau ba tháng nữa sẽ là vòng trung kết, quyết định thắng thua.

Lũ chẫu chuộc, nhái bén lặng lẽ ra về. Trong khi đó thì dám ếch tưng bừng gọi nhau tổ chức ăn mừng chiến thắng râm ran khắp cả cánh đồng. Một trận mưa rào đổ xuống làm cho cuộc liên hoan của bọn ếch càng thêm ồn ào, hào hứng. Chúng hỉ hả chúc tụng nhau, mời nhau ăn uống no say, lúc nào cũng bàn luận về chiến thắng, về vinh quang chói lọi của loài ếch, chê bai thoả thích các loài khác. Tiệc tùng, ăn uống triền miên nên lũ ếch ngày càng béo ục ịch, chậm chạp hẳn đi.

Trong khi đó thì ở ngoài rìa cánh đồng bọn chẫu chuộc và nhái bén lặng lẽ tổ chức luyện tập. Ngày này qua ngày khác chúng kiên trì tập nhảy. Những chú chẫu chuộc, nhái bén mồ hôi đầm đìa vì tập luyện vất vả. Có con còn bị ngã vỡ đầu, chảy máu. Nhưng bọn chúng vẫn không nản lòng, nhụt chí.

Cuối mùa thu, vòng thi chung kết nhảy cao bắt đầu.

Bọn ếch xung phong vào nhảy trước. Nhưng sao thế này. Những chú ếch béo ục uỵch nhảy chồm chồm mãi không qua khỏi ngọn cỏ. Có chú còn ngã lăn ra đất mãi mới gượng dậy nổi. Thì ra do quá tự tin, mải say sưa ăn mừng thắng lợi bước đầu, không chịu thường xuyên luyện tập nên ếch không nhảy cao như trước được nữa. Trong khi đó những chú chẫu chuộc, nhái bén đều nhảy rất cao, rất gọn. Có chú chẫu chuộc chỉ cần nhún chân một cái đã vọt lên tận ngọn cây ngô đang trổ cờ.

Lão cóc kiểm tra cẩn thận từng mức xà rồi mới công bố kết quả:

- Giải nhất, đứng số một là chẫu chuộc, giải nhì, xếp thứ hai là nhái bén, không có giải ba, giải khuyến khích là ếch. Chẫu chuộc và nhái được cử đi dự đại hội đầm sen mùa hè sang năm.

 Khán giả ồ lên ngạc nhiên khâm phục chẫu chuộc và nhái bén. Cũng có nhiều tiếng chê bai đám ếch chưa chi đã vội tự phụ với thành tích của mình, lên mặt coi thường người khác, không chịu thường xuyên tu dưỡng, luyện tập nên đã thất bại. Bọn ếch lủi thủi kéo nhau ra về. Chúng chui ngay vào trong hang phủ kín cửa nằm giấu mặt cho đỡ ngượng.

Kể từ đó mỗi khi có mưa rào, nhớ lại giây phút huy hoàng, bọn ếch lại gọi nhau, tiếc muối nhắc lại chiến thắng vinh quang của mình: “Số… một… một… một…”. Lâu dần chúng kêu chệch đi thành “ộp… ộp… ộp…” như ngày nay.
Tác giả: Trọng Bảo

Câu 1. Văn bản thuộc kiểu loại nào? Tại sao những chú ếch lại thất bại trong cuộc thi tài

+

+

Câu 2. Câu văn: "Kể từ đó mỗi khi có mưa rào, nhớ lại giây phút huy hoàng, bọn ếch lại gọi nhau, tiếc muối nhắc lại chiến thắng vinh quang của mình: “Số… một… một… một…” sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng?

+

+

Câu 3. Qua văn bản trên, nhà văn muốn gửi gấm thông điệp nào sâu sắc nhất đến bạn đọc?

Câu 4. Theo tác giả, tại sao chẫu chuộc lại đạt giải nhất và nhái bén đạt giải nhì, trong khi ếch đạt giải khuyến khích của vòng thi chung kết nhảy cao?

Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của đức tính kiên trì?

                     AI TRẢ LỜI ĐƯỢC MÌNH SẼ CHO BẠN LƯỢT THÍCH

1
2 tháng 12 2024

Câu 1: Văn bản thuộc kiểu loại truyện ngụ ngôn. Những chú ếch thất bại trong cuộc thi tài vì chúng quá tự tin, mải mê ăn mừng chiến thắng ban đầu mà không chịu luyện tập thường xuyên, dẫn đến việc không còn giữ được phong độ như trước.

Câu 2: Câu văn "Kể từ đó mỗi khi có mưa rào, nhớ lại giây phút huy hoàng, bọn ếch lại gọi nhau, tiếc muối nhắc lại chiến thắng vinh quang của mình: “Số… một… một… một…” sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Tác dụng của biện pháp này là nhấn mạnh sự tiếc nuối và tự hào của bọn ếch về chiến thắng trong quá khứ, đồng thời thể hiện sự lặp đi lặp lại của hành động này.

Câu 3: Qua văn bản trên, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp rằng sự kiên trì, nỗ lực và không ngừng rèn luyện là yếu tố quan trọng để đạt được thành công bền vững. Đồng thời, sự tự mãn và thiếu kiên trì sẽ dẫn đến thất bại.

Câu 4: Theo tác giả, chẫu chuộc đạt giải nhất và nhái bén đạt giải nhì vì chúng đã kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ, trong khi ếch đạt giải khuyến khích vì quá tự tin và không chịu luyện tập thường xuyên.

Câu 5: Văn bản gợi cho em suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính kiên trì. Kiên trì là một đức tính quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được thành công. Sự kiên trì đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm và không ngừng rèn luyện, học hỏi. Chỉ khi có kiên trì, con người mới có thể đạt được những mục tiêu lớn lao và bền vững trong cuộc sống.

thích cho mk nhá

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

27 tháng 3 2019

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

 

1
9 tháng 3 2022

Caau 1 kể theo ngôi thứ 3; PTBĐ chính là tự sự

Câu 2 truyện cổ tích ; truyện Thạch Sanh, Tấm Cám

Câu 3: nội dung chính là quá trình tìm ra cách tính tuổi

Câu 4 là nhà vua

Câu 5: a) mùng 1 mùng 2 mùng 3

b) gói bánh chưng...

Câu 6: Su gia la nguoi duoc sai di lam mot viec gi do

Phong tục:Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác


 

28 tháng 3 2020

a. Tâ​m hồ​n tô​i là​ mộ​t buổ​i trư​a hè​ : So sá​nh ngang bằng.

b. Con đ​i tră​m nú​i ngàn khe

Chư​a bằ​ng muô​n nỗ​i tá​i tê​ lò​ng bầ​m : So sá​nh hơn.

    Con đ​i đ​á​nh giặ​c mườ​i  năm

Chư​a bằ​ng khó​ nhọ​c đ​ờ​i bầ​m sá​u mươ​i : So sá​nh hơ​n.

Các phép so sánh là :

a) +) Tâm hồn tôi là buổi trưa hè : so sánh ngang bằng

b) +)     Con đi chăm núi ngàn khe

        Chẳng bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm  : so sánh không ngang bằng

     +)        Con đi đánh giặc mười năm

         Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi : so sánh không ngang bằng

                    CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :)                                          

16 tháng 4 2018

Tham khảo

Hình ảnh “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây xúc động nhất đối với em vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chan chứa tình yeu thương dành cho mỗi chúng ta? Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất nước Việt Nam yêu dấu. 

 1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?A. Đoàn Giỏi.B. Tạ Duy Anh.C. Đào Duy Anh.D. Nguyễn Tuân.2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?A. Truyện dài.B. Tiểu thuyết.C. Truyện ngắn.D. Hồi kí.3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.B. Là truyện...
Đọc tiếp

 

1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?

A. Đoàn Giỏi.

B. Tạ Duy Anh.

C. Đào Duy Anh.

D. Nguyễn Tuân.

2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?

A. Truyện dài.

B. Tiểu thuyết.

C. Truyện ngắn.

D. Hồi kí.

3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.

B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.

C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.

D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.

4. Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là ai?

A. Người anh trai.

B. Người mẹ.

C. Chú Tiến Lê.

D. Bé Kiều Phương.

5. Nhân vật chính trong truyện có tài gì?

A. Hội họa.

B. Diễn xuất.

C. Chơi nhạc.

D. Ca hát.

6. Câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ tư.

7. Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?

A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh.

B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ.

C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng.

8. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì?

A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình.

B. Góc học tập của em.

C. Ngôi trường mà em đang theo học.

D. Người anh trai.

9. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái?

A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi.

C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái.

D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái.

10. Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là:

A. Tài năng của người em gái.

B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

C. Những gì đẹp nhất trên đời này.

 

D. Chính bản thân người anh trai.

10
25 tháng 3 2020

Chọn B. Tạ Duy Anh

25 tháng 3 2020

"BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI" của tác giả:

          A. ĐOÀN GIỎI

:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

11 tháng 10 2017

1 . Than

2 . Hôm qua , hôm nay và ngày mai

3 . Bằng miệng

4 . Vì họ là tài xế taxi

Tk nha !!! ^^

11 tháng 10 2017

Hòn than .

Hôm qua, hôm nay, ngày mai .

Bằng mồm .

Vì họ là tài xế .

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của...
Đọc tiếp

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

           - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

      Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

          - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

      Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông".

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 2:  Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?

Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nghĩa là gì? Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

0