K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
10 GP
Đây nè (Chỉ tham khảo thôi nhé):
Những câu ca dao nói về công ơn cha mẹ, nói về chữ hiếu là những câu ca dao mà bất kì ai cũng thuộc lòng. Quen thuộc nhất trong số đó, có lẽ chính là câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát vừa dễ đọc lại dễ nhớ, rất thích hợp để trở thành những bài học truyền miệng cho con cháu. Ở hai câu thơ đầu, tác giả dân gian khéo léo sử dụng biện pháp tu từ so sánh, để giúp hữu hình hóa những tình cảm vốn mơ hồ, không thể sờ, cầm, nắm được. Đó chính là công lao của cha và tình yêu thương của mẹ. Những thứ đó vốn vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mà thôi. Bởi vậy, để những đứa trẻ còn non nớt dễ tiếp nhận hơn, tác giả đã ví von chúng với ngọn núi Thái Sơn (ngọn núi cao lớn nhất) và nước trong nguồn (dòng nước trong lành nhất và chảy mãi bất tận). Từ đó khẳng định sự vĩ đại, dạt dào, không bao giờ cạn của tình cảm và công lao cha mẹ dành cho con cái. Từ đó, gửi đến những người con người cháu bài học về chữ hiếu. Chúng ta phải sống, phải hành động, nói năng sao cho xứng đáng với những gì đã nhận được cha mẹ của mình. Ở hai câu thơ cuối đó, tác giả dân gian không hề nói bóng gió hay ẩn dụ, mà trực tiếp đưa ra bài học phải sống tròn đạo hiếu, phải biết thờ mẹ, kính cha. Sự thẳng thắn, bộc trực đó giúp khẳng định sự tất yếu, hiển nhiên của việc hiếu thảo với cha mẹ. Giúp người đọc, người nghe thấu hiểu và làm theo ngay. Chính bởi sự mộc mạc, chân chất và chứa chan tình cảm đó, mà bài ca dao này cho đến nay vẫn luôn được người dân ta yêu mến, thuộc lòng, truyền qua nhiều thế hệ.
Những câu ca dao nói về công ơn cha mẹ, nói về chữ hiếu là những câu ca dao mà bất kì ai cũng thuộc lòng. Quen thuộc nhất trong số đó, có lẽ chính là câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát vừa dễ đọc lại dễ nhớ, rất thích hợp để trở thành những bài học truyền miệng cho con cháu. Ở hai câu thơ đầu, tác giả dân gian khéo léo sử dụng biện pháp tu từ so sánh, để giúp hữu hình hóa những tình cảm vốn mơ hồ, không thể sờ, cầm, nắm được. Đó chính là công lao của cha và tình yêu thương của mẹ. Những thứ đó vốn vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mà thôi. Bởi vậy, để những đứa trẻ còn non nớt dễ tiếp nhận hơn, tác giả đã ví von chúng với ngọn núi Thái Sơn (ngọn núi cao lớn nhất) và nước trong nguồn (dòng nước trong lành nhất và chảy mãi bất tận). Từ đó khẳng định sự vĩ đại, dạt dào, không bao giờ cạn của tình cảm và công lao cha mẹ dành cho con cái. Từ đó, gửi đến những người con người cháu bài học về chữ hiếu. Chúng ta phải sống, phải hành động, nói năng sao cho xứng đáng với những gì đã nhận được cha mẹ của mình. Ở hai câu thơ cuối đó, tác giả dân gian không hề nói bóng gió hay ẩn dụ, mà trực tiếp đưa ra bài học phải sống tròn đạo hiếu, phải biết thờ mẹ, kính cha. Sự thẳng thắn, bộc trực đó giúp khẳng định sự tất yếu, hiển nhiên của việc hiếu thảo với cha mẹ. Giúp người đọc, người nghe thấu hiểu và làm theo ngay. Chính bởi sự mộc mạc, chân chất và chứa chan tình cảm đó, mà bài ca dao này cho đến nay vẫn luôn được người dân ta yêu mến, thuộc lòng, truyền qua nhiều thế hệ.