Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các lễ hội ở buôn hồ em biết:
Lễ hội đua voi
Lễ hội Cồng Chiêng
Lễ hội tạ ơn cha mẹ
Tham khảo:
Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.
Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.
Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:
"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".
tham khảo
Bài làm
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.
-Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.
-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.
-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.
-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.
-Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.
-Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển.
-Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
-Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
-Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.
-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận
-Về lịch sử: Bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi
-Về địa lí: Tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi
-Về toán học: Cuốn Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh
Thời gian | Các cuộc khởi nghĩa |
Năm 40 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
Năm 248 | Khởi nghĩa Bà Triệu |
Năm 542 | Khởi nghĩa Lí Bí |
Năm 550 | Khởi nghĩa Triệu Quang Phục |
Năm 722 | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Năm 766 | Khởi nghĩa Phùng Hưng |
Năm 905 | Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ |
Năm 931 | Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ |
Năm 938 | Khởi nghĩa Ngô Quyền |
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Câu 2: Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long).
Câu 3: Một số ngôi chùa thời Lý:
+ Chùa Trấn Quốc.
+ Chùa Một Cột.
+ Chùa Giạm.
+ Chùa Kim Liên.
Câu 4: Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.
Câu 5: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì:
+ Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Đại La vốn là kinh đô xư cũ, buôn bán tấp nập, dân cư đông đúc, sản vật từ tứ xứ đổ về, vô cùng phong phú.
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Câu 2: Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long).
Câu 3: Một số ngôi chùa thời Lý:
+ Chùa Trấn Quốc.
+ Chùa Một Cột.
+ Chùa Giạm.
+ Chùa Kim Liên.
Câu 4: Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.
Câu 5: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì:
+ Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Đại La vốn là kinh đô xư cũ, buôn bán tấp nập, dân cư đông đúc, sản vật từ tứ xứ đổ về, vô cùng phong phú.
Mong cô và các bạn tick
-Cuối năm 1076, quân Tống kéo theo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu kéo vào xâm lược nước ta do quách Qùy chỉ huy.
-Tại các phòng tuyến, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.
-Quân ta và quân giặc đã giao chiến ác liệt tại sông Như Nguyệt.
-Quân ta lặng lẽ vượt sông rồi đánh bất ngờ vào doanh trại giặc khiến cho giặc khiếp đảm, vội vã bỏ gươm giáo tìm đường tháo chạy.
Có 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Lô
sông Kinh Thầy
sông Hồng
sông Đáy
sông Trà Lý
sông Thái Bình
sông Luộc
sông Cầu
sông Đuống