K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2024

Học tập là một hành trình gian nan và đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Vậy mà, có những lúc chúng ta lại chùn bước, lười biếng, bỏ bê việc học. Phải chăng ta đã quên mất công ơn dưỡng dục, tần tảo sớm hôm của cha mẹ? Họ vất vả làm lụng, chắt chiu từng đồng, mong muốn lớn nhất chỉ là con cái được học nhành nên người. Mỗi giọt mồ hôi của cha mẹ rơi xuống đều là vì tương lai cuẩ chúng ta. Lười học chẳng khác nào ta đang lãng phí những hy sinh thầm lặng ấy, phụ lòng mong mỏi của bậc sinh thành. Hơn thế nữa, lười học còn là tự mình đánh mất cơ hội phát triển của bản thân, khép lại cánh cửa mở một tương lai tươi sáng. Tri thức là sức mạnh, là hành trang vững chắc giúp chúng ta bước lên đường đời. Khi lười biếng, ta không chỉ tự chôn vùi tiềm năng mà còn đánh mất cơ hội trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Hãy nhớ rằng, mỗi ngày trôi qua là một cơ hội để học hỏi, để trưởng thành. Đừng để sự lười biếng cướp đi những điều quý giá ấy. Hãy học tập chăm chỉ, không chỉ vì cha mẹ, mà còn vì chính bản thân mình.
Chúc chị học tốt!

13 tháng 8 2016

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"

Mẹ là người mang chúng con tới thế giới này, mẹ âu yếu chúng  con. Mẹ luôn bện cạnh chúng con mỗi khi con gặp khó khăn. Đôi khi chúng con phạm sai lầm, chúng con cãi cha mẹ, mẹ nói lại với chúng con quát mắng chúng con thậm tệ nhưng có lẽ trong cái quát mắng ấy là nỗi buồn và tình yêu thương mẹ dành cho chúng con. Chắc hẳn câu nói vẫn quen thuộc mà mẹ mắng chúng ta khi phạm sai lầm đó là " tao không có phúc mới không dạy được mày". Câu nói ấy sẽ khiến chúng con lúc đó cảm thấy ghét mẹ vô cùng và nghĩ đến cái tiêu cực. Lời cha mẹ dạy chắc chắn không sai. 

" Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ kính mẹ cha

Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con". Tình mẹ một tình cảm thiêng liêng và cao quý luôn hiện hữu trong mỗi con người dành cho đấng sinh thành của chúng con. Những gì mẹ làm cho chúng bao la rộng lớn như biển cả. Làm sao có thể đếm được. Chúng con còn nhỏ chưa hiểu được tình yêu thiêng liêng ấy mẹ dành cho chúng con. Từ khi sinh ra mẹ bồng, mẹ vui và giờ chúng con lớn lên trong vòng tay của mẹ. Rồi dần dần trưởng thành nhưng trong cái trưởng thành ấy khiến mẹ lo lắng. Tình cảm của mẹ dành cho chúng con không thể nói hết bằng lời và dù cho có đi đâu, ở đâu đi nữa thù cũng sẽ chẳng có ai chăm sóc, lo lắng và quan tâm tới chúng ta nhiều như mẹ kính yêu! Chúng con biết, chúng con hư vì không hiểu được mẹ. Mẹ bên chúng con làm con hạnh phúc và bảo vệ chúng con. Chưa ai làm được những điều như vậy cả. Chúng con có làm sai gì thì con mong mẹ tha lỗi cho chúng con vì sâu thẳm trong trái tim của chúng con luôn luôn có mẹ và yêu mẹ nhiều lắm! Mẹ ơi, mặc dù chúng con không thể hiện qua lời nói nhưng chúng con thể hiện nó qua cử chỉ hành động của mình. Mẹ ơi! Chúng con yêu mẹ nhiều lắm!

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 8 2016

Bài văn thật hay, nhưng tôi cần viết tiếp cho đoạn trên mà !vui

14 tháng 1 2018

Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”.

Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.

Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.

14 tháng 1 2018

Nguyễn Thị Hồng Nhung có thể là do người khác k sai cho bn nhé chứ như mik, mik cx đáp án của bn ở câu hỏi của mik là sai. Bn chép trên mạng mak ko đọc rõ yeu cầu đề bài j cả

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
17 tháng 2 2021

Ai làm được mik tick cho

17 tháng 2 2021

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinhDân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:- Không có tinh thần học tập- Chán nản trong học tập- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường- Đến trường thì không tập trung- Về nhà không chịu học2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến- Thành tích học tập ngày càng giảm4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước- Ra sức học tập và làm việc

Cho đoạn văn sau:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?

b. Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn trên là gì?

c. Hãy chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động sang câu bị động: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình”?

giúp mik nhanh với ạ mik đang rất gấp!!!cảm ơn mọi người nhìu ạ

0