K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11

Nhân vật Ốc Sên Mẹ trong câu chuyện "Câu chuyện ốc sên" là biểu tượng của sự yêu thương, bao dung và dạy dỗ đầy tinh tế của người mẹ đối với con cái. Ốc Sên Mẹ không chỉ là người chăm sóc, che chở mà còn là người thầy truyền cảm hứng cho Ốc Sên Con khám phá thế giới, tự lập và học cách đối mặt với khó khăn. Sự kiên nhẫn và cách hướng dẫn nhẹ nhàng của Ốc Sên Mẹ thể hiện tình yêu vô điều kiện dành cho con. Nhờ mẹ, Ốc Sên Con hiểu rằng mọi trải nghiệm, dù là thành công hay thất bại, đều là một phần quý giá của cuộc sống. Qua hình tượng này, em cảm nhận được sự vĩ đại trong tình mẹ, giúp em thêm yêu thương và trân trọng những người mẹ trong cuộc đời mình.

4o
15 tháng 11

Em thấy nhân vật ốc sên mẹ trong "Câu chuyện ốc sên" là một hình mẫu của tình yêu thương và sự kiên trì. Mặc dù cuộc sống của ốc sên mẹ rất khó khăn, nhưng bà luôn chăm sóc và bảo vệ con cái. Những lời dạy bảo của bà thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến tương lai của các con, khuyến khích chúng tìm cách vượt qua khó khăn. Ốc sên mẹ giúp em nhận ra rằng đôi khi, yêu thương và kiên nhẫn là chìa khóa để vượt qua mọi thử thách.

10 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Chi tiết kết thúc cho thấy tình bạn bền chặt, khăng khít được xây dựng từ những gì chân thành, bao dung và độ lượng nhất. Sự rộng lượng và không chấp nhặt của Nghi đã khiến “tôi” và Phước buông bỏ sự căm ghét, thù hận để cùng nắm tay nhau vui vẻ, hòa đồng như những người bạn thật sự. Đồng thời giúp con người ta nhận ra trong cuộc sống nên chân thành, nhẫn nhịn và có lòng bao dung với mọi người.

10 tháng 2 2022

em có bài  ''Điều không tính trước'' không? Cho chị xem bài đọc mới có thể viết được

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

10 tháng 2 2022

Tham khảo nhé :3
Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

26 tháng 11 2021

Tham khảo:Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

13 tháng 10 2018

EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
THẠCH SANH
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

TL
28 tháng 1 2021

Tô Hoài - một nhà văn nổi tiếng đã viết tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí", và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” đã được trích từ tác phẩm đó. (1) Trong tác phẩm, ta thấy nhân vật chính là Dế Mèn, nhân vật này đã để lại trong tôi nhiều tình cảm, cảm xúc. (2) Trước hết, tôi thấy yêu mến cái vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống tuổi trẻ của Mèn; một thân hình đáng ngưỡng mộ. (3) Không chỉ vậy, tôi còn khâm phục tính biết lo xa, tự lập của chú khi biết tự đào hang xây nhà. (4) Ngoài ra, sự ăn năn, hối lỗi của Mèn khi nhận bài học nhớ đời trước cái chết của Choắt cũng đáng để chúng ta noi theo, học tập. (5) Nhưng thái độ kiêu căng, ích kỉ ngạo mạn và hèn nhát của Mèn lại thật đáng ghét, đánh khinh. (6) Mèn có tính cách ương bướng, huênh hoang, ngạo mạn; không những thế, sự hèn nhát, không biết nhận lỗi đã khiến Dế Choắt phải nhận cái chết một cách đầy oan uổng. (7) Như vậy, qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho chúng ta nhiều tình cảm, bài học sâu sắc.

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

 

“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là vị lãnh tụ của đất nước, là người có vai trò trọng yếu nhất của cuộc cách mạng, nhưng Bác cũng là người cha già quan tâm, chở che cho những người cháu, người con của mình. Ngoài trời đổ mưa, sợ các cháu lạnh Bác đã đi dém chăn cho từng người, từng người một. Sợ các cháu giật mình trong đêm, mỗi bước chân của bác đều nhẹ nhàng “Bác nhón chân nhẹ nhàng”. Hành động của Bác như ngọn lửa ấm áp của tình thương được nhóm lên trong đêm khuya. Sở dĩ Bác không ngủ vì bác bận trăn trở đến công việc của cách mạng, bởi mỗi quyết định của bác tới đây đều có liên quan đến sự an nguy của cả dân tộc. Bác thương dân, thương đồng bào, đất nước nên dù đêm về khuya Người vẫn không thể ngủ. Qua đó nhà văn Minh Huệ đã tái hiện một cách đầy cảm động về hình ảnh, tấm lòng của Bác, đó là nhà lãnh tụ vĩ đại, tài ba một lòng vì dân vì nước. Ở cương vị của một người Bác, Bác như vị cha già ấm áp tình thương.
nhớ vote cho mh vs

  

"Đêm nay Bác không ngủ" là tác phẩm nổi tiếng.Qua chi tiết''Anh đội viên nhìn bác ... bác nhón chân nhẹ nhàng ''.Qua chi tiết đó, Bác như người cha tóc bạc chăm sóc các chú độ đội như là con.Bác rất quan tâm các chiến sĩ nhân dân, thấy ngoài trời mưa lạnh nên Bác đi dém chăn.Nhưng sợ các chú giật mình nên đẽ đi nhẹ nhà từng bước.Qua nhưng chi tiết đó thể hiện Bác là người vĩ đại, một vị lãnh tụ biết quan tâm nhân dân, xem nhân dân, chiến sĩ như là con.Bác thật tuyệt!

28 tháng 10 2021

Tham Khảo:

https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ngan-6-den-8-cau-bay-to-suy-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-so-dua-a94546.html

1 tháng 1 2022

.Nhân vật Nàng Nồng.

-Là con gái một gia đình khá giả,xinh đẹp,không phân biệt giàu nghèo,thủy chung.

Cô gái xinh đẹp,hiền lành,nhân hậu.

              '' Chẳng bao lâu ....... đưa cả hai chân lên vuốt râu''1. Viết đoạn văn (từ 5-7 dòng ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên.2.Nếu viết :Qua truyện ''Dế Mèn phiêu lưu kí '' cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Thì câu văn mắc lỗi gì?Em hãy sửa lại câu văn trên cho đúng.                 Anh đội viên nhìn Bác                 Càng nhìn lại càng thương                  Người Cha mái tóc bạc      ...
Đọc tiếp

              '' Chẳng bao lâu ....... đưa cả hai chân lên vuốt râu''

1. Viết đoạn văn (từ 5-7 dòng ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên.

2.Nếu viết :Qua truyện ''Dế Mèn phiêu lưu kí '' cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Thì câu văn mắc lỗi gì?Em hãy sửa lại câu văn trên cho đúng.

                 Anh đội viên nhìn Bác

                 Càng nhìn lại càng thương 

                 Người Cha mái tóc bạc 

                 Đốt lửa cho anh nằm 

3.Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

5.Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc sâu sắc nhất của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ''Đêm nay bác không ngủ ''-Minh Huệ

           

1
2 tháng 5 2021

1.Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Chúc bạn học tốt.

3 tháng 5 2021

Cảm ơn