Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Tác hại
1. Internet ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:Ngoài những mặt tích cực, Internet đang chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự của từng quốc gia và từng địa phương.. Một số website do các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký thành lập. Lợi dụng Internet các thế lực thù địch và bọn tội phạm đang xâm phạm an ninh trật tự địa phương bằng các hình thức thủ đoạn sau:
Bọn tội phạm công nghệ cao lợi dụng các website tán phát virus để thu thập thông tin cá nhân: họ tên đăng nhập, số điện thoại, các mối quan hệ, email, mã số tài khoản tín dụng ngân hàng, mật khẩu… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, thậm chí tống tiền nhiều người.
Nguy hiểm nhất là các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước đang tận dụng các website, blog, mạng xã hội, để tăng cường chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương chính sách của đảng, sự điều hành quản lý của nhà nước, triệt để lợi dụng các vấn đề thời sự, nhạy cảm, được dư luận quan tâm, nhưng chưa được giải quyết tốt, để lôi kéo, kích động nhân dân biểu tình, tụ tập đông người chống đối chính quyền.
2. Các trang web đen tràn ngập: Thế giới internet hiện nay đang tràn lan các trang web đăng tải những nội dung dung tục, thông tin “tư vấn” nhảm nhí và rất nhiều phim “đen”. Nghiêm trọng hơn là những trang web sex chiếu những bộ “phim người lớn” của Nhật Bản, Châu Âu… được thực hiện bởi dàn diễn viên chuyên nghiệp. Đây là những bộ phim mang tính chất khiêu dâm, dung tục, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và có ảnh hưởng đến tâm sinh lí người xem. Đối tượng mà những trang web này hướng tới chính là giới trẻ. Từ lâu, những bộ phim này đã tác động không nhỏ đến tâm, sinh lý và là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới lối sống thiếu lành mạnh, buông thả của một bộ phận thanh niên.
3.Tăng tình cảm ảo, xa rời tình cảm thật:Với internet, qua các trang mạng xã hội, bạn có thể kết bạn được rất nhiều người, ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.Chỉ cần ngồi ở nhà thôi thì bạn cũng có thể nói chuyện, tâm sự và chia sẻ vui buồn với những bạn ở rất xa, có thể có cả những người bạn từng học tập chung với bạn.Cũng vì sự tiện lợi này, bạn sẽ ít dành thời gian cho các mối quan hệ cũ, ít có những cuộc gặp thật ngoài đời để đi chơi, ăn uống, ôn lại những kỷ niệm với nhau, từ đó, tình cảm bạn bè thật sự ở ngoài đời dần dần phai nhạt.
4. Lãng phí thời gian và xao nhãng học tập, làm việc: quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm kiến thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.
5. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một thời gian.
6. Giết chết sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức.
7. Không trung thực và bạo lực trên mạng: “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn.
8. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác: những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Từ những hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.
9. Mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.
10. Thiếu riêng tư: đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.
Từ việc đó, chúng ta thấy rằng, những thông tin được báo chí đăng hay được truyền tải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư luận hết sức quan tâm, mặc dù người đọc hay chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội, đều chưa biết thực hư sự chính xác của thông tin đó ra sao. Xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ về vấn đề, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc
1.
a, Cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa qua mạng khi sử dụng MXH:
-Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng
b, Khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng em sẽ:
- Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi
- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu
- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng
- Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào
Facebook: Mạng xã hội lớn nhất thế giới, cung cấp nền tảng để kết nối và chia sẻ thông tin với bạn bè, gia đình và người khác trên toàn thế giới.
Instagram: Mạng xã hội chia sẻ ảnh và video, cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung đẹp mắt, theo dõi và tương tác với những người khác.
Twitter: Mạng xã hội hỗ trợ chia sẻ thông điệp ngắn (tweet) với một số từ hạn chế, cho phép người dùng theo dõi và tương tác với các cá nhân, tổ chức và nghệ sĩ khác.
LinkedIn: Mạng xã hội chuyên về mục đích kinh doanh và chuyên nghiệp, giúp người dùng xây dựng mạng lưới liên kết và chia sẻ thông tin về sự nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Pinterest: Mạng xã hội tập trung vào việc đánh dấu và chia sẻ hình ảnh, video và bài viết từ trang web khác, giúp người dùng tìm kiếm và lưu trữ ý tưởng cho các dự án, sở thích và lĩnh vực quan tâm của mình.
Snapchat: Mạng xã hội nổi tiếng với tính năng gửi hình ảnh và video "tự hủy" sau một thời gian ngắn, cho phép người dùng chia sẻ những khoảnh khắc thú vị và giao tiếp theo cách thú vị.
TikTok: Mạng xã hội phổ biến cho việc tạo và chia sẻ video ngắn, đặc biệt thu hút người dùng trẻ tuổi bởi tính sáng tạo và nhanh chóng của nó.
Mỗi mạng xã hội có mục đích sử dụng khác nhau, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, giải trí, chia sẻ thông tin hoặc kinh doanh của người dùng.
- Em có thể sẽ xóa bình luận đó đi hoặc ấn vào phần ''lọc bình luận'' và chọn ''phù hợp nhất''
NÊN LÀM:
- Chỉ kết bạn với người quen thật.
- Kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ.
- Cẩn trọng với thông tin cá nhân.
- Sử dụng tên thật.
- Báo cáo tin giả và thông tin độc hại.
KHÔNG NÊN LÀM:
- Chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm.
- Đăng hình ảnh phản cảm.
- Bình luận tiêu cực.
- Lạm dụng thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Tiếp xúc với người lạ trực tuyến.
Với thời đại công nghệ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì lợi ích và giá trị của mạng xã hội là điều không thể phủ nhận:
+ Giúp con người có thể kết nối, tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi để trao đổi thông tin, công việc tăng cường mối quan hệ xã hội
+ Đưa con người đến gần nhau hơn, xóa đi khoảng cách địa lí, khoảng cách vị trí xã hội hay giai cấp
+ Nâng cao lên đời sống tinh thần của những người tham gia mạng xã hội đó.
+ Đưa các thông tin cần thiết, hữu ích được lan tỏa trên diện rộng và nhanh chóng
+ Giảm thiểu các chi phí liên lạc giữa con người với con người trước kia.
+ Tăng cường thêm hiểu biết của con người thông qua việc tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội mà người đó đang sử dụng.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,... thông qua mạng xã hội.
* Bên cạnh những lợi ích đó cũng có số mặt tồn tại và hạn chế do mạng xã hội đem lại mà phần lớn những tồn tại này là do từ phía người dùng đem lại:
+ Sử dụng mạng xã hội truyền tin nhảm
+ Sử dụng mạng xã hội để đả kích, gây rối, xúc phạm cá nhân hoặc tổ chức nào đó
+ Sử dụng mạng xã hội để lừa đảo...
\(\text{Việc sử dụng mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:}\)
\(\text{1. Giao tiếp và kết nối: Mạng xã hội cho}\) \(\text{phép người dùng kết nối và giao tiếp với bạn bè,}\) g\(\text{ia đình và người khác trên khắp thế giới.}\) \(\text{Điều này giúp mở rộng mạng lưới xã hội,}\) \(\text{tạo ra cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin và tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng.}\)
\(\text{2. Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm: }\)\(\text{Mạng xã hội cho phép người}\) \(\text{dùng chia sẻ thông tin,}\) \(\text{hình ảnh, video và kinh nghiệm cá nhân.}\) \(\text{Điều này giúp mở rộng kiến thức,}\) \(\text{hữu ích và học hỏi từ người khác.}\)
\(\text{3. Quảng cáo và tiếp thị: Do mạng xã hội có số lượng người dùng lớn,}\) \(\text{nên nó trở thành một}\) \(\text{kênh quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.}\)\(\text{ Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để}\)\(\text{tiếp cận}\) \(\text{đến khách hàng tiềm năng, tạo dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.}\)
\(\text{4. Giải trí và giảm căng thẳng:}\) \(\text{Mạng xã hội cung cấp nhiều nội dung giải trí như video,}\) \(\text{hình}\) \(\text{ảnh, trò chơi và những bài viết thú vị.}\) \(\text{Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội để giải trí,}\) \(\text{thư giãn và giảm căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng.}\)
\(\text{5. Tạo cộng đồng và hỗ trợ:}\) \(\text{Mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra cộng đồng với những}\) \(\text{người có sở thích, quan điểm và mục tiêu chung.}\) \(\text{Điều này giúp tạo ra một môi trường hỗ}\) \(\text{trợ, chia sẻ thông tin và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có cùng quan tâm.}\)
\(\text{Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng mạng xã hội}\) \(\text{cũng có thể có những hạn chế và rủi ro}\) \(\text{như mất quyền riêng tư, lạm dụng thông tin cá nhân}\)\(\text{ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.}\) \(\text{Do}\) \(\text{đó, việc sử dụng mạng xã hội cần được thực hiện một cách cân nhắc và có ý thức.}\)
Trao đổi thông tin nhanh chóng hiệu quả
Học tập và làm việc trực tuyến
Cung cấp các tiện ích phục vụ đời sống
Là phương tiện vui chơi giải trí
Việc học sinh có nên sử dụng mạng xã hội hay không là một vấn đề có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, và điều này phụ thuộc vào cách các em sử dụng mạng xã hội.
Mặt tích cực:Học sinh có thể sử dụng mạng xã hội nhưng cần sự giám sát và hướng dẫn từ gia đình và nhà trường. Việc sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức, chọn lọc nội dung và quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp học sinh tận dụng được lợi ích mà nó mang lại, đồng thời tránh những tác động tiêu cực.
heo mình, học sinh có thể sử dụng mạng xã hội nhưng cần có sự kiểm soát và sử dụng hợp lý. Dưới đây là một số lý do:
1. Lợi ích:
Kết nối và giao tiếp: Mạng xã hội giúp học sinh kết nối với bạn bè, thầy cô và cộng đồng, tạo cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Tiếp cận thông tin và học liệu: Nhiều kiến thức bổ ích, tài liệu học tập, và thông tin mới có thể dễ dàng tiếp cận qua mạng xã hội.
Tham gia các hoạt động và nhóm học tập: Mạng xã hội tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các nhóm học tập, các hoạt động ngoại khóa và cộng đồng yêu thích.
2. Thách thức:
Ảnh hưởng tiêu cực: Sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể gây lãng phí thời gian, giảm tập trung vào học tập và gây căng thẳng.
Thông tin sai lệch: Mạng xã hội có thể chứa nhiều thông tin không chính xác, dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc bị lừa đảo.
Bảo mật và quyền riêng tư: Học sinh cần cảnh giác với các vấn đề bảo mật, quyền riêng tư, và tránh chia sẻ thông tin cá nhân quá mức.
Vì vậy, học sinh nên sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết cân bằng thời gian và lựa chọn thông tin một cách cẩn thận. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giám sát từ phụ huynh và thầy cô để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng mạng xã hội.