K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2024

mắc cười

 

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
5 tháng 11 2024

Mắc cửi là một thành ngữ trong tiếng Việt, thường được sử dụng để miêu tả một tình huống hoặc công việc nào đó rất phức tạp, rối rắm, khó giải quyết.

29 tháng 2 2020

A như thôi dệt

29 tháng 2 2020

A . như thôi dệt 

29 tháng 2 2020

Cụm từ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ so sánh "như mạng nhện" Trong câu: " Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện"? 

A. Như thôi dệt

B. Như mắc cửi

C. Như là rừng

D. Như sao trời

21 tháng 11 2017

1. từ chết có nghĩa là hư

2. từ chết có nghĩa là qua đời

3. .....

21 tháng 11 2017

1. Từ "chết" nghĩa là đồng hồ đó ko còn hoạt động, Nó bị hư hoặc hỏng

2. Từ "chết" Nghĩa gốc có nghĩa là ko tồn tại

3. Khác: mk đang bí

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. 

- Từ “phồn hoa” dùng để miêu tả vẻ xa hoa, giàu có và náo nhiệt, tấp nập của một khu phố, một thành phố.

- Không thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được: bởi vì “phồn vinh” dùng để chỉ một giai đoạn phát triển tốt, giàu có, thịnh vượng. Mà ở câu thơ đầu, tác giả muốn miêu tả vẻ đẹp phồn hoa đô hội của Long Thành, nên chỉ dùng từ “phồn hoa” chứ không dùng từ “phồn vinh” được. 

b. 

- Câu thơ “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh, từ so sánh đã được ẩn đi, cụ thể: 

+ So sánh phố với mắc cửi 

+ So sánh đường với bàn cờ 

- Tác dụng: hình ảnh so sánh giúp câu thơ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, đồng thời giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và tưởng tượng ra hình ảnh phố phường ở Long Thành đông đúc, tập nập, náo nhiệt, đầy ắp những cửa hàng cửa hiệu. 

c. 

- Từ láy đã được sử dụng: ngẩn ngơ 

- Tác dụng của từ láy: giúp miêu tả chân thực trạng thái ngỡ ngàng, thơ thẩn vì quá tập trung, quá mê say khi nhớ về khung cảnh phồn hoa náo nhiệt chốn Long Thành mà mình từng được chiêm ngưỡng của tác giả. 

d.

 - Không thể sử dụng cụm từ “bút đây” để thay thế cho cụm từ “bút hoa” được.

 - Từ “bút hoa” được dùng với dụng ý như một lời tự gọi, tự xưng mang sự tự hào về bản thân của nhà thơ. “Hoa” ở đây là tài hoa, là hào hoa, “bút hoa” là ngòi bút của người tài hoa phong nhã, ý chỉ chính nhà thơ. Cách xưng hô này thể hiện sự tự tin, tự hào về bản thân và văn chương của nhà thơ, nó có giá trị nghệ thuật nhiều hơn cụm từ “bút đây” trong trường hợp này

27 tháng 12 2023

a.

- Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.

- Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d.

- Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắcvà hoa tay của người làm nên bài thơ.

- Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.

12 tháng 11 2017

bạn tìm trên google dịch ý

12 tháng 11 2017

mk có dịch r mà k hiểu .

21 tháng 4 2020

Trong các môn học, em thấy môn lịch sử là môn thú vị nhất. Học môn lịch sử, em không những được học về lịch sử nước nhà mà còn được học về lịch sử thế giới. Hình ảnh về các đất nước, về con người dần được hiện ra trước mắt em. Em có thể thấy được quá trình dựng nước khó khăn như thế nào, quá trình giữ nước cũng không hề dễ dàng. Trong quá trình ấy luôn có sự hi sinh thầm lặng của các vị anh hùng. Họ là những người luôn hiên ngang, bất khuất, trung thành với sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng chiến công của các vị anh hùng sẽ mãi lưu truyền đến ngàn sau. Em rất hạnh phúc vì mình được học môn lịch sử trong chương trình học vì môn học này sẽ giúp em và các bạn nhớ mãi công lao của các vị anh hùng cũng như nhắc nhở bản thân phải có trách nhiệm hơn trong việc học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

21 tháng 4 2020

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn. 

tk cho mk nha

2 tháng 1 2020

Trong ngôn ngữ học, số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó. Chẳng hạn như trong câu "có ba quyển sách trên bàn", thì từ ba là số từ.

Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tư, số từ đứng sau danh từ. Cần phải phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gần với ý nghĩa số lượngLượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

 Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

 Truyện trung đại là loại truyện văm xuôi chữ Hán, ra đời trong khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX

- Đặc trưng thể loại:

   + Nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn

   + Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua ngôn ngữu trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

   + Cốt truyện thường đơn giản

#Châu's ngốc

2 tháng 1 2020

1.Số từ là gì?

Theo các định nghĩa chuẩn xác trong Sách Giáo Khoa số từ là các từ để chỉ số lượng và thứ tự của các vật.

Khi nói về số lượng vật thông thường số từ đứng trước danh từ còn khi biểu thị thứ tự của sự vật số từ thường nằm sau danh từ.

Có một số danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa biểu thị số lượng, cần phân biệt với số từ.

Ví dụ: Hai chàng trai cùng hăng hái ra mặt giúp đỡ cô gái.

“Hai” đứng trước danh từ “chàng trai” nên là số từ.

2.Lượng từ là gì?

Lượng từ thường nói về số lượng ít hay nhiều của các sự vật. Dựa theo vị trí cụm danh từ lượng từ cũng có 2 loại đó là nhóm chỉ toàn thể và nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối.

+ Với nhóm từ chỉ ý nghĩa toàn thể sẽ gồm các từ như: tất cả, các, toàn thể, toàn bộ,…

Ví dụ: Tất cả các cán bộ công nhân viên đều nêu cao tấm gương đạo đức, phẩm chất Hồ Chí Minh.

“Tất cả” là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn bộ

+ Với nhóm từ chỉ ý nghĩa tập hợp hoặc phân phối có các từ như: từng, những, mỗi…

Ví dụ: Kết quả học tập cuối kì của các bạn được nhà trường tuyên dương. Mỗi học sinh đều xếp loại khá, giỏi và được khen thưởng.

“Mỗi” là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.

3.bạn châu ngốc làm rui nha

4.chịu

10 tháng 12 2018

Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , tính chất, hoạt động ,quan hệ,...) mà từ biểu thị 

có 2 cách giải nghĩa của từ : trình bày khái niệm mà từ biểu thị 

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .

 Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu . Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau.

Vd:chân theo nghĩa gốc tức là chân người,1 bộ phận cơ thể. 
Nghĩa chuyển là từ ban đầu đã bị chuyển nghĩa với 1 thứ gần giống với nó.VD:chân theo nghĩa chuyển tức là chân bàn,chân ghế...  

10 tháng 12 2018

nghĩa của từ là( sự vật, tinh chât,...) nội dung mà từ biểu thị

có 2 cách giải thích nghĩa của từ

trình bày khái niệm mà từ biểu thị

nêu ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa 

nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu, lầy cơ sở để hình thành các nghĩa khác

nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở của ngĩa gốc

vd nghĩa gốc :tay

nghĩa chuyển tay áo, tay lái

23 tháng 12 2016

trong sgk ấy bạn ak

câu 1 là trang 35 ấy( phần ghi nhớ 1)

câu 2

nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm thành cơ sở để hình thành các nghĩa khác

nghĩa cuyển: là nghíc dc hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc

VD:

- từ "chân"

nghĩa gốc: chân người

nghĩa chuyển: chân bàn, chân ghế, chân thư kí, ....