K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm kia

Trong câu thơ "Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao", biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng là hình ảnh ẩn dụ. 

- "Chim treo trên lửa" và "cá nằm dưới dao" không chỉ đơn thuần mô tả tình huống mà còn thể hiện sự khốn khổ, bất hạnh của con người trong cuộc sống. Chim và cá ở đây tượng trưng cho những số phận yếu đuối, dễ bị tổn thương, phải đối diện với hiểm nguy, thể hiện nỗi đau và sự bế tắc trong cuộc sống. 

Câu thơ tạo ra cảm giác sâu sắc về nỗi khổ của nhân vật và xã hội, từ đó khắc họa một cách tinh tế những gian truân trong cuộc đời.

 

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài thơ có bốn từ "Hát", cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ở khổ đầu bài thơ gần như được lặp lại ở khổ cuối bài thơ “Câu hút căng buồm với gió khơi" tạo nên một sự tương ứng đẹp, thể hiện một sự trọn vẹn của cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá và sự vận hành của thời gian, không gian. Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

Giọng điệu bài thơ sôi nổi, khỏe khoắn, tràn đầy không khí hứng khởi. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

'Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"
"Ta hát bài ca gọi cá vào"
"Câu hát căng buồm với gió khơi''

"mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng
--> tác dụng:
>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi , thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người
đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
câu hát căng buồm với gió khơi'
- nghệ thuật dùng từ "lại"
biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"

--Tác dụng: nhấn mạnh đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển, hình ảnh thơ mộng , khỏe khoắn và đầy lãng mạng của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

- Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song

- Ẩn dụ: đuốc đen hồng

 Phân tích tác dụng:

- Liệt kê: Gợi sự phong phú của các loài cá, sự giàu có của biển Đông

- Ẩn dụ: Màu sắc rực rỡ, sống động, cá song giống như một vũ công lộng lẫy trong đêm dạ hội. 

=> Các biện pháp tu từ cùng các từ láy tượng hình đã khắc họa bức tranh biển đêm giàu có, đẹp đẽ, lung linh, huyền bí và thơ mộng; thể hiện cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và niềm vui phơi phới của nhà thơ.

3 tháng 11 2018

2, Phương thức biểu đạt : tự sự và miêu tả 

3, Biện pháp tu từ : Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh
4, Tác dụng : gợi cho ng đọc thấy kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, sự gắn bó với dòng sông quê hương dù đã trưởng thành và xa cách 

và làm bài văn sinh đọc hơn 

3 tháng 11 2018

Có thể chỉ rõ từng biện pháp tu từ cùng tác dụng của nó cho em được không ạ

11 tháng 5 2021

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt

2. Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)

- Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.

3. 

* Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”

* Tác dụng:

- Gợi tả được hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ, lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh.

- Gợi lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là nông thôn trước đây.

- Bếp lửa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc của người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu. 

21 tháng 9 2021

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm bếp lửa

– Của nhà thơ Bằng Việt 

 

 

 

 

20 tháng 8 2018

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

    + Biện pháp nhân hóa, so sánh đất nước với “vì sao” – nguồn sáng vĩnh hằng, lấp lánh vượt qua mọi không gian và thời gian.

→ Tác giả muốn bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn và vĩnh cửu cùng với vũ trụ, đó là nguyện ước và niềm hy vọng đẹp đẽ của tác giả về mùa xuân của đất nước.

Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"

+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.

14 tháng 3 2017

- Biện pháp so sánh đẹp: Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

    → Diễn tả sự giàu có, đông đúc, trù phú của cá (thu) ở biển Đông.

    Những câu thơ cũng sử dụng biện pháp so sánh như thế:

       + Mặt trời xuống biển như hòn lửa

       + Biển cho ta cá như lòng mẹ