Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.
- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.
Câu 2: Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.
Câu 3: Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
Câu 4:
- Giấy
- La bàn
- Thuốc súng
- Nghề in.
Nguyên nhân và điều kiện
- Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:
+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.
+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.
+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).
- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
Các cuộc phát kiến địa lý:
Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi.- Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ.- Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ.- Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Các cuộc phát kiến địa lý: - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi. - Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ. - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. - Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
Kết quả:
– Cuộc hành trình của Vaxcodo gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi vượt qua Ấn độ dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi vào Biển Đông tới các cacngr Trung Hoa và Nhật Bản
– Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và vêpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”
– Cuộc thám hiểm của Megienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quàn đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin
==> Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người
Ý nghĩa:
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.
- Kết quả : Bất chấp mọi nguy hiểm các nhà thám hiểm vượt trùng dương xa xôi tìm được nguồn nguyên liệu quý giá là những mảnh đất có vàng, bạc, châu báu khổng lồ và những vùng đất mênh mông mà trước đây họ chưa biết tới.
- Ý nghĩa :
+ Thúc đẩu thương nghiệp phát triển
+ Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản
Cô - lôm -bô
Các cuộc phát kiến địa lý lớn trong lịch sử chủ yếu diễn ra từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, bao gồm:
Cuộc phát kiến của Christopher Columbus (1492): Columbus đã phát hiện ra châu Mỹ khi tìm kiếm đường đi đến Ấn Độ.
Cuộc thám hiểm của Vasco da Gama (1498): Da Gama đã tìm ra đường biển từ châu Âu đến Ấn Độ, mở ra con đường thương mại mới.
Cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan (1519-1522): Magellan dẫn đầu cuộc hành trình đầu tiên vòng quanh thế giới, mặc dù ông không sống để hoàn thành nó.
Cuộc thám hiểm của John Cabot (1497): Cabot là người đầu tiên khám phá bờ biển Bắc Mỹ cho Anh.
Cuộc thám hiểm của Hernán Cortés (1519-1521): Cortés đã chinh phục đế chế Aztec ở Mexico.
Cuộc thám hiểm của Francisco Pizarro (1532): Pizarro chinh phục đế chế Inca ở Peru.
Cuộc phát kiến tiêu biểu nhất có thể nói đến là cuộc thám hiểm của Christopher Columbus, vì nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc khám phá và thực dân hóa châu Mỹ, ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử nhân loại.