Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
- Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.
- Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
b) Tuỳ theo địa phương mà em thay đổi cho phù hợp:b) **Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em**:
- Nông nghiệp: Địa hình bằng phẳng và đất phù sa giúp phát triển nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Du lịch: Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, hang động... thu hút du khách, phát triển ngành du lịch và tạo ra nhiều việc làm.
- Khai thác tài nguyên: Địa hình có sự phân bố của các loại khoáng sản giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác.
- Giao thông: Địa hình bằng phẳng giúp xây dựng hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển và thương mại.
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu và sông ngòi Việt Nam.
* Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.
- Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ) làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.
- Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.
- Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.
* Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.
-Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.
-Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.
- Địa hình Việt Nam nhiều đồi núi xem lẫn các bồn địa, thung lũng=> địa hình bị chia cắt nhiều=> hình thành nhiều con sông.
Giải thích: Sự phân hóa địa hình có ảnh hưởng đáng kể đến khai thác kinh tế. Địa hình đa dạng và phân hóa có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.
Lời giải: Một ví dụ về ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế có thể là việc khai thác than đá tại địa phương em đang sinh sống. Nếu địa phương có địa hình phức tạp với nhiều dốc, núi cao, thung lũng sâu, việc khai thác than đá sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công trình khai thác và vận chuyển than đá sẽ phải đối mặt với những thách thức về địa hình, gây ra chi phí cao và rủi ro về an toàn lao động. Ngoài ra, việc khai thác than đá cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường như sự sụt lún đất, ô nhiễm nước và khí thải gây ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, nếu địa phương có địa hình phẳng, không có nhiều rào cản tự nhiên, việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ, việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, cảng biển hoặc đường sắt sẽ thuận lợi hơn trên địa hình phẳng.
Tóm lại, sự phân hóa địa hình có thể ảnh hưởng đến khai thác kinh tế bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế tại một địa phương.
Tick đi =>
- Phân hoá nông nghiệp: Địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp. Các vùng đồng bằng như Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng có đất đai phẳng, màu mỡ, thích hợp cho canh tác và sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, các vùng núi và cao nguyên thường có đất đai nghèo nàn hơn, đòi hỏi nhiều công sức hơn để khai thác.
- Phân hoá dân số: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam liên quan mật thiết đến địa hình. Các khu vực đồng bằng thường có dân số cao hơn so với khu vực núi và cao nguyên. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong cơ hội làm việc, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế giữa các vùng.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên: Địa hình cũng ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các vùng núi và cao nguyên có tiềm năng lớn cho khai thác khoáng sản, trong khi các vùng đồng bằng thường phù hợp cho nông nghiệp và thủy sản. Việc khai thác tài nguyên phải được quản lý cẩn thận để đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thời tiết và khí hậu: Địa hình cũng ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Sự chênh lệch trong độ cao và hình dạng địa hình tạo nên sự đa dạng về khí hậu và thời tiết, ảnh hưởng đến việc canh tác, chăn nuôi, và nguồn nước.
Tham khảo
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Câu 1 :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 2 :
- Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động.
- Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên.
- Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
VD : ở miền bắc có 4 mùa xuân hạ thu đông, miền nam có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Khí Hậu vùng Tây Bắc lạnh hơn vùng ĐBBB.
Câu 3 :
- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do nhịp độ và cường độ gió mùa tạo ra.
- Mùa đông, mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về sẽ làm hạ thấp nền nhiệt của miền Bắc, thời tiết lạnh và có thể xảy ra rét đậm rét hại, băng giá, sương muối...
+Thuận lợi:
Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,...); công nghiệp (nhiên liệu, năng lượng, luyện kim, chế biến,...)
+ Thiên nhiên đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn tạo điều kiện phát triển du lịch.
+ Cảnh quan thiên nhiên nhiều vùng khác nhau tạo điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất phù hợp với từng vùng, đa dạng hóa sản phẩm.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt làm cho môi trường sinh thái dễ bị biến đổi.
+ Tài nguyên thiên nhiên dễ bị cạn kiệt nếu như sử dụng không hợp lý.
- VD 1: Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.
- VD 2: Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.