Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường đối mặt với nhiều quyết định và lựa chọn khác nhau. Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta cần đối mặt là việc sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng. Điều này không chỉ đảm bảo sự hài lòng và hạnh phúc cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Đầu tiên, sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng giúp chúng ta xác định và theo đuổi những giá trị cá nhân. Mỗi người chúng ta đều có những niềm tin, nguyện vọng và mục tiêu riêng. Bằng cách sống theo những giá trị này, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Điều này giúp chúng ta trở nên tự tin và sẵn lòng đối mặt với những khó khăn và thách thức.
Thứ hai, sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng giúp chúng ta phát triển và trưởng thành. Khi chúng ta theo đuổi những ước mơ và mục tiêu cá nhân, chúng ta phải vượt qua những rào cản và thử thách. Quá trình này giúp chúng ta học hỏi, phát triển kỹ năng và trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta cũng có thể truyền cảm hứng cho những người khác và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Thứ ba, sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng giúp chúng ta tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Khi chúng ta sống theo những giá trị và nguyên tắc mà chúng ta tin tưởng, chúng ta trở thành những người mẫu tốt cho những người khác. Chúng ta có thể truyền cảm hứng và khích lệ những người xung quanh chúng ta để họ cũng sống hết mình và theo đuổi những giá trị của mình. Điều này tạo ra một xã hội tích cực và phát triển.
Tuy nhiên, sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự tỉnh táo và linh hoạt. Đôi khi, những niềm tin và giá trị của chúng ta có thể không phù hợp với hoàn cảnh và thực tế. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần có khả năng thay đổi và thích nghi để đảm bảo rằng chúng ta không gây hại cho bản thân và xã hội.
Tóm lại, sống hết mình với những điều bản thân tin là đúng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Điều này giúp chúng ta xác định giá trị cá nhân, phát triển và trưởng thành, cũng như tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có sự tỉnh táo và linh hoạt để đảm bảo rằng chúng ta không gây hại cho bản thân và xã hội.
Ngày nay, loài người ngày càng phát triển để không ngừng nâng cao cuộc sống để ai ai cũng có thể sống trong cảnh cơm no áo ấm. Tuy vậy, vẫn có những mảnh đời bất hạnh, nhất là những đứa trẻ đang phải sống trong cảnh thiếu cơ cực. Đây cũng là một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội. Chính vì thế, quyền trẻ em ra đời để bảo vệ những mảnh đời ấy.
Vậy quyền trẻ em là gi? quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ để chăm sóc và bảo trợ trể em. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với chững chủ nhân tương lai của đất nước. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bão đẹp và vẫn còn quá mỏng manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội. Thế nhưng, ở đâu đó, chúng ta lại phải thấy cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh sống qua ngày mà đáng lí ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự quan trộng của quyền trẻ em như thế nào?
Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nỗ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối trẻ em như vụ việc cậu bé Đức ba tuổi bị cậu ruột bắt đi ăn xin, ngoài ra còn có những kẻ bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để mua bán, bắt chúng làm những công việc nặng nhọc. Ấy mới thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ấy.
Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hành động vì một thế giới mai sau tươi sáng.Qua đây, em cũng tự hứa sẽ cố gắn học thật tốt và luôn cố gắng giúp những đứa trẻ bất hạnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bài làm
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển.Nhưng thực tế cuộc sống tuổi ấu thơ của trẻ em lại không hoàn toàn như vậy.
Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệtnhững nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trường đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiêu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nội chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới... cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế.
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả...Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột.Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn...
Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.
Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
lắắng nghe người khác là đnáh mất cơ hội thể hiện bản thân??đã có bao giờ bãn tự hỏi về điều đó chưa??tôi thì đã có rồi,và bạn cũng sớm biết câu trả lời thôi.
lắng nghe chính là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác.mà theo như tôi biết,thì ý kiến cũng phải cs sai có đúng,ko thể là ý kiến nào cũng đúng và nên làm theo vô tội vạ được.lắng nghe ng khác là để hoàn thiện chính mình,đồng thời cũng thể hiện mình là một con người có giáo dục.
nhưng lắng nghe phải chăng là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân??không,thật sự câu này không sai nếu bạn biết vận dụng nó đúng cách.như tôi đa x nói trên,ý kiến có đúng có sai,quan trọng là mk phải biết nhận biết ý kiến nào alf dúng,sai thì mới có thể quyết định nghe hay ko nghe được.bạn biết đấy,cuộc đời dôi khi bạn phải thể hiện bản thân,ý kiến riêng của mình.lúc đó,các bạn có dám hay không thfi lại alf chuyện khác.
lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân là một câu nói,theo phân tích của tôi, là một câu nói đúng.tuy nhiên,ko pải tôi khuyên mọi người dùng nó mọi lúc mọi nơi,hãy dùng nnos một cách hợp lý để mọi người ko nghĩ bạn là 1 người lắm chuyện lúc nào cũng cho là mk đúng nhé
Cuộc sống không bao giờ là toàn những tiếng cười và sự suôn sẻ. Nó phải cần một sự cho đi thì mới có sự nhận lại. Trong đó, cũng có một câu nói hay đáng bình luận, đó là câu;"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?"
Đầu tiên, ta phải hiểu: Thế nào là lắng nghe người khác và vì sao? Đôi khi, bạn phải nghe người khác do bạn làm sai hoặc có một sự thiếu sót. Nếu bạn lắng nghe người khác nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được nhiều điều hay hơn. Nhưng đôi khi nhiều người lại cho rằng nghe người khác lại là đánh mất cơ hội của bản thân. "Đánh mất thể hiện bản thân" ở đây là không cho bản thân tiếp cận với xung quanh. Mặc dù đây có phần đúng, nhưng không phải là đúng hoàn toàn.
Chắc chắn bạn đã từng nghĩ rằng mình muốn thể hiện bản thân trước mắt mọi người để cho mọi người thấy mình là người tài năng. Điều đó đúng, nhưng bạn cần làm gì trước khi thể hiện bản thân trước mặt công chúng? Đầu tiên bạn phải xem những người khác thể hiện như thế nào, qua đó rút kinh nghiệm cho mình. Dẫu sao thì khi bạn nhìn thấy có người thất bại hay thành công, bạn cần phải lắng nghe họ giải thích và rút kinh nghiệm hoặc phát huy. Cho nên, muốn thành công, biết lắng nghe người khác là điều thiết yếu. Có thể lấy ví dụ rất gần với chúng ta là ở lớp học, có những người bạn không muốn thể hiện bản thân trước mặt lớp, nhưng khi đi thi những người đó lại đạt điểm cao. Thành công của họ là do sự mài dũa, và biết lắng nghe người khác.Tuy nhiên, với một số người, họ không quan tâm đến lời lắng nghe của người khác, dẫn tới sự sụp đổ.
Câu này cũng có thể là một bài học sâu sắc đối với nhiều thế hệ. Chúng ta phải biết lắng nghe người khác, nhưng phải biết lấng nghe những điều hay lẽ phải chứ không được nghe ung tung. Hơn nữa, phải lắng nghe nguwoif khác vì nó cũng là một phần không nhỏ cho sự thành công của mỗi người.
Vì vậy câu"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?" là một câu nói về nghị luận xã hội rất hay mà mỗi thế hệ học sinh nên tìm hiểu và phân tích
Bình Minh:D
Trong cuộc sống, tình yêu thương và sự quan tâm dành cho người thân là những giá trị cao quý và cần được thể hiện một cách đúng đắn. Nhưng thế nào là đúng đắn? Đối với học sinh, tình yêu thương và sự quan tâm có thể được biểu hiện qua nhiều cách khác nhau.
Trước hết, tình yêu thương có thể được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt hàng ngày. Một lời hỏi thăm, một nụ cười hay một cái ôm nhẹ có thể mang lại sự ấm áp và niềm vui cho người thân. Điều quan trọng là những hành động này phải xuất phát từ trái tim, không phải là sự gượng ép hay trách nhiệm.
Tiếp theo, sự quan tâm đến người thân có thể được thể hiện qua việc lắng nghe và chia sẻ. Lắng nghe không chỉ là nghe những lời nói, mà còn là cảm nhận và hiểu rõ những cảm xúc, tâm tư của người thân. Việc chia sẻ cũng giúp gắn kết tình cảm gia đình, khiến mọi người cảm thấy mình được quan tâm và tôn trọng.
Hơn nữa, tình yêu thương và sự quan tâm còn có thể được thể hiện qua việc giúp đỡ người thân trong công việc hàng ngày. Một học sinh có thể giúp bố mẹ làm việc nhà, giúp em nhỏ học bài hay chăm sóc ông bà khi ốm đau. Những hành động này không chỉ giúp đỡ người thân mà còn giúp học sinh rèn luyện tính kiên nhẫn, trách nhiệm và lòng nhân ái.
Cuối cùng, việc thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đến người thân còn có thể qua việc học tập và làm việc tốt. Khi học sinh cố gắng học tập, đạt được thành tích tốt, họ không chỉ làm vui lòng cha mẹ mà còn tạo động lực cho bản thân phấn đấu hơn. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo và biết ơn đối với những công lao mà người thân đã dành cho mình.
Tình yêu thương và sự quan tâm không phải là những điều lớn lao hay xa vời mà chính là những hành động nhỏ nhặt, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu thương thật sự không chỉ là nhận mà còn là cho đi, không chỉ là nói mà còn là hành động, không chỉ là hiện tại mà còn là tương lai.