K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Giá trị nhân đạo:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.  Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.

+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng

* Giá trị hiện thực:

- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Giống nhau:

- Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn

- Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết

* Khác nhau

Tiêu chí so sánh

Truyện thơ

Thơ trữ tình

Khái niệm

Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do.

Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc.

Đặc trưng

- Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh

- Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau.

- Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm.

- Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể.

Hình thức

Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ.

Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn.

17 tháng 10 2018

Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

* So sánh:

- Về nội dung:

Thơ trung đại:

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng

+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa

+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp

+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.

Thơ hiện đại:

+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân

+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp

+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại

+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.

- Về hình thức:

Thơ trung đại:

+ Tính quy phạm chặt chẽ

+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt

+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

Thơ hiện đại:

+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp

+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

24 tháng 3 2017

- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

* Nét tương đồng là:

- Bản tính và khát vọng:

+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.

+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.

- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:

+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.

+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.

- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:

+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.

+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.

* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:

- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu. 

+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.

- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời. 

+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.