K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2024

Bài thơ “Nơi tuổi thơ em” của Nguyễn Lãm Thắng đã khắc họa một bức tranh quê hương đầy màu sắc và cảm xúc. Qua từng câu thơ, ta như được trở về với những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm, nơi có dòng sông xanh, vầng trăng tròn và khóm tre làng. Những hình ảnh này không chỉ gợi nhớ về một thời hồn nhiên, vô tư mà còn thể hiện tình yêu sâu đậm của tác giả đối với quê hương.

Bài thơ còn nhắc đến mẹ với dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru ầu ơ đưa ta vào giấc ngủ say, và những ngày mưa nắng đọng trên áo mẹ cha. Tất cả những chi tiết này tạo nên một bức tranh quê hương giản dị, mộc mạc nhưng đầy ấm áp và yêu thương. Đọc bài thơ, em cảm nhận được sự trân trọng và biết ơn đối với những gì quê hương đã mang lại, từ những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ đến tình cảm gia đình thiêng liêng.

Bài thơ không chỉ là lời nhắc nhở về quá khứ mà còn là động lực để em cố gắng học tập, rèn luyện, để mai này có thể góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Quê hương luôn là nơi mà em thuộc về, nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón em trở về. Những cảm xúc này sẽ mãi mãi khắc sâu trong trái tim em, như một phần không thể thiếu của cuộc sống.

28 tháng 3 2020

* bn tham khảo nha*

Câu 1 :Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời.  Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.

Câu 2 :

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.Thân em vừa trắng, lại vừa trònThân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm với nước nonBảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnĐây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôiNhững câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:Mà em vẫn giữ tấm lòng sonNgười phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

học tốt

Câu 1 : 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.

   Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.

   Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Câu 2

Bánh trôi nước một bài thơ vô cùng sâu sắc ở hai nghĩa : đen và bóng . Mượn hình ảnh những chiếc bánh trôi để phê phán và cảm thương cho người phụ nữ thế hệ xưa . Đây : 1 bài ca tình người vô cùng sâu sắc . Thân người gái mỏng manh , đau khổ triền miên phải sống 1 cuộc sống oan ức , lệ thuộc nhưng vẫn giữ đc phẩm chất trong sáng , thủy chung thật đáng thương nhưng cũng thật kiên cường và bất khuất

Nguồn h7

25 tháng 9 2021

Câu 1:

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

Câu 2:

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

Câu 2

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

Câu 2:

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng năm qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!

Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

2 tháng 12 2021

Qua ngôn ngữ trang nhã và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật hiệu quả, ta cũng hình dung được quang cảnh Đèo Ngang trong bài thơ cùng tên của bà Huyện Thanh Quan, câu thơ đầu cho ta mường tượng ra khung cảnh lãng mạng pha chút buồn khi mặt trời bắt đầu xuống núi, qua con mắt của thơ ca của nữ thi sĩ, hiện lên trước mắt ta là cảnh tượng ánh sáng đang dần lịm đi dưới sự sâm lấn của màn đêm, khoảnh khắc giao thừa giữa ngày và đêm, dưới cái yếu ớt, khung cảnh Đèo Ngang vẫn hiện lên đầy sức hoang dã. Có cây rậm rạp, um tùm, xanh tốt và sức sống mãnh liệt.

Dù đất có cằn cỗi, cây cỏ vẫn mạnh mẽ vươn dậy  mà đơm hoa kết trái. Ta thầm cảm phúc nét hoang dã của thiên nhiên khi chưa có sự động chạm của bàn tay con người.

Sau khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tác giả lại phóng tầm mắt ra xa. Ta vô cùng ngạc nhiên với sự thưa thớt, ít ỏi, heo hút của con  người nơi đây. Trong không gian heo hút, vắng vẻ, văng vẳng đâu đây tiếng chim cuốc và đa đa khắc khoải. Đèo Ngang thật đẹp, cái vẻ đẹp kỳ vỹ, hoang dã, ít có dấu hiệu của sự sống con người. Nhưng đằng sau cái đẹp ấy, ta thấy phảng phất đâu đây nỗi buồn sâu thẳm của người lữ khách. Trong không gian bao la, rộng lớn của đất trời, có môt nỗi buồn nhỏ bé không biết ngỏ cùng ai.


 

Tự bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển Thái Bình, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc, mẹ - chỉ một từ thôi sao mà thiêng liêng quá đỗi. Mẹ như người thầy, người chị chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, thất bại trong học tập, chia tay với người yêu. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Mẹ vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì cả, có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, mẹ chỉ im lặng, mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta. Mẹ luôn động viên, tin tưởng vào quyết định của ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến mẹ nhiều hơn nữa, có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt. Mẹ yêu thương, chăm sóc ta từng li từng tí, vậy mà vẫn còn nhiều kẻ không biết trân trọng, yêu quí mẹ của mình, có những người con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ mình, không làm tròn chữ hiếu, đạo làm con. Hỡi những ai đang còn có mẹ bên mình, hãy trân trọng những phút giây quí báu này: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

16 tháng 9 2021

Những câu nói hay về mẹ xúc động

1. Mẹ là vòng tay ấm ôm con qua những ngày đông.

Mẹ là dòng sông để con tắm mát trưa hè

Mẹ là rặng tre che bóng con đi học về

Mẹ là bờ đê để con vui với cánh diều.

Mẹ làm bậc thang để con bước lên đỉnh cao

Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều

Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con yêu thành công

Mẹ chỉ ước mong cho mai sau con sẽ nên người

(Trích bài hát_ Mẹ)

2. Mẹ là một người không ai có thể thay thế trên đời.

3. Mẹ cha là người quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi đứa con.

4. Mẹ luôn là người dành tình thương yêu cho con vô điều kiện.

5. Mẹ là nguồn sống, là niềm hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi đứa con.

6. Mẹ là nguồn cảm hứng tạo nên những ca từ, ca khúc nghe vô cùng du dương.

7. Tình yêu của Mẹ dành cho con không giống bất cứ ai, nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.

8. Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ.

9. Mẹ yêu con bằng những cai ôm, cha yêu con bằng bờ vai vững chãi.

10. Ôm con mẹ đếm sao trời. Đếm hoài không hết một đời long đong.

11. Mẹ là người dìu dắt, nâng đỡ những bước chân đầu đời của con.

12. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ. Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

13. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn. Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con

14. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ. Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành

15. Con hiếu thảo cha mẹ vui. Nhà hoà thuận muôn việc thành.

2Những câu nói hay về sự hi sinh của mẹ dành cho con

1. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục Mênh mông biển rộng đức sinh thành

2. Ơn sinh thành như đại hải Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.

3. Ơn cha dưỡng dục dường non Thái. Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.

4. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa. Sinh thành công phụ thái sơn cao.

5. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước. Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.

6. Cầu cho cha được thanh nhàn. Chúc cho mẹ được an khang tuổi già.

7. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.

8. Cha: có nghĩa là chỗ dựa, suốt đời con trọn vẹn yêu thương Mẹ: có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ Con: có nghĩa là hơi ấm sưởi lòng cha mẹ lúc quạnh hiu.

9. Khi bạn làm mẹ, bạn mới có thể thấu hiểu hết những nỗi lòng, những khổ cực mà mẹ phải gánh chịu khi sinh ra con và nuôi con khôn lớn.

10. Bất cứ người Cha, người Mẹ nào cũng muốn mang lại sự yên bình và hạnh phúc cho mỗi đứa con của mình.

11. Mẹ là món quà ngọt ngào nhất mà thượng đế ban tặng cho cuộc đời của mỗi người con.

12. Mẹ có thể chưa bao giờ nói yêu bạn, thương bạn, nhưng mẹ sẽ là người làm tất cả để bạn được sống một cuộc sống tốt nhất và hạnh phúc nhất. Vì vậy hãy thể hiện những cử chỉ yêu thương mẹ mỗi ngày bạn nhé.

13. Đừng bao giờ quên cha mẹ bạn, bởi họ chính là lý do tại sao bạn có mặt trên đời và bạn là ai trong xã hội này.

14. Lòng yêu thương của người mẹ không gì có thể đo đếm được, không trang sách nào có thể viết hết được.

15. Mẹ có thể tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của chúng ta và không bao giờ đề cập tới những sai lầm mà ta gây ra dù là một, hai hay nhiều sai lầm.

3Những câu status bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ

1. Mẹ là người có thể thay thế bất kể ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ.

2. Hạnh phúc của con là được nhìn thấy nụ cười của mẹ.

3. Mẹ mãi mãi là kỳ quan cao quý nhất trên thế giới này.

4. Mẹ ơi, thế giới mênh mông. Mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang. Vinh quang không bằng có mẹ.

5. Vì con sống, mẹ suốt đời lam lũ Vì con vui, mẹ gánh hết đau buồn.

6. Khi bạn là một người mẹ , bạn thực sự không bao giờ cô độc trong suy nghĩ của mình Một người mẹ luôn phải nghĩ 2 lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái.

7. Chỉ có mẹ … mới yêu con vô điều kiện Trong khi cả thế giới này … phải có điều kiện mới yêu con.

8. Mẹ là nguồn sống, là niềm hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi đứa con.

9. Mẹ là nguồn cảm hứng tạo nên những ca từ, ca khúc nghe vô cùng du dương.

10. Tình yêu của Mẹ dành cho con không giống bất cứ ai, nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.

11. Mẹ là người dìu dắt, nâng đỡ những bước chân đầu đời của con.

12. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

13. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu. Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.

14. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá. Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!

15. Mẹ có thể tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của chúng ta và không bao giờ đề cập tới những sai lầm mà ta gây ra dù là một, hai hay nhiều sai lầm.

16. Với mẹ con mãi mãi là một đứa trẻ.

17. Mẹ luôn là người âm thầm dõi theo từng bước chân của con, và luôn sẵn sàng đỡ con dậy, khi con bị té ngã.

4Những câu nói hay về tình mẹ thiêng liêng

1. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự thứ tha. Balzac.

2. Khi bạn là một người mẹ, bạn không bao giờ thực sự cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ hai lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái. Sophia Loren

3. Một người mẹ vẫn mãi là một người mẹ, luôn luôn quan tâm đến những đứa con. Cho dù những đứa con đó đã lớn lên, và có những đứa trẻ của riêng mình.

4. Đêm đêm con thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

5. Ân cha mẹ là đại dương vô tận. Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.

6. Biển Đông có lúc vơi đầy. Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

7. Mẹ cha gánh vác hy sinh. Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

8. Cha một đời oằn vai gánh nặng Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

9. Khi con tát cạn biển đông. Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha.

10. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ. Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.

11. Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ cha, ơn dưỡng dục. Mùa báo hiếu ngùi ngùi thương mẹ, đức cù lao.

12. Cha là hoa phấn giữa đời. Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.

Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc. Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.

13. Dù đi khắp bốn phương trời. Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.

14. Cha là chỗ dựa mẹ là gối êm, nụ cười của con là niềm hạnh phúc.

15. Nghề đẹp nhất, quan trọng nhất trong tất cả mọi nghề, là làm mẹ. Đó là nghề đòi hỏi nhiều tri thức nhất trong lãnh vực khoa học nhân bản.

5Những câu nói hay về mẹ bằng tiếng Anh

1. A mother’s love will never end. It is there from beginning to end.

(Tình yêu của mẹ cho con không bao giờ chấm dứt. Nó luôn tồn tại từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc.)

2. Because even if the whole world was throwing rocks at you, if you had your mother at your back, you’d be okay.

(Nếu cả thế giới ném đá vào bạn, nếu bạn có mẹ đứng sau lưng, bạn sẽ ổn.)

3. It is only in the act of nursing that a woman realizes her motherhood in visible and tangible fashion; it is a joy of every moment – Balzac

(Chỉ trong sự nuôi dưỡng, người phụ nữ mới nhận ra bổn phận làm mẹ của mình một cách rõ ràng và hiện hữu; nó là niềm vui trong mọi khoảnh khắc.)

4. A mother’s love for her child is nothing else in the world. It knows no law, no pity. It dares all things and crushes down remorselessly all that stands in its path – Agatha Christie

(Tình yêu của mẹ dành cho con không giống bất kỳ điều gì khác trên thế giới. Tình yêu đó không có luật lệ và không có hối tiếc. Tình yêu đó dám đương đầu và làm tan chảy mọi thứ trên đường lan tỏa của nó mà không chùn bước.)

5. Mothers hold their children’s hands for a short while, but their hearts forever – Khuyết danh

(Người mẹ nắm lấy tay con mình chỉ trong một lúc, nhưng trái tim của con là vĩnh viễn.)

6. Being a mother is an attitude, not a biological relation – Robert A Heinlein

(Làm mẹ là một thái độ sống, không chỉ là mối liên hệ về sinh học.)

7. A mother understands what a child does not say – Khuyết danh

(Người mẹ hiểu được lời đứa trẻ chưa biết nói.)

8. You can fool some of the people all of the time, and You can fool all of the people some of the time, but You can’t fool mom

(Bạn có thể lừa một vài người trong tất cả mọi lần, và bạn có thể lừa mọi người trong một vài lần, nhưng bạn không thể lừa mẹ.)

9. What do girls do who haven’t any mothers to help them through their troubles? – Louisa May Alcott

(Các cô gái phải làm sao khi không có người mẹ giúp đỡ họ vượt qua những rắc rối?)

10. No one understands my ills, nor the terror that fills my breast, who does not know the heart of a mother – Marie Antoinette

(Không ai có thể hiểu những đau khổ, hay nỗi kinh hoàng dâng lên trong lồng ngực, nếu người đó không hiểu trái tim của một người mẹ.)

11. When you are a mother, you are never really alone in your thoughts. A mother always has to think twice, once for herself and once for her child – Sophia Loren

(Khi bạn là một người mẹ, bạn không bao giờ thực sự cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ hai lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái.)

12. The mother-child relationship is paradoxical and, in a sense, tragic. It requires the most intense love on the mother’s side, yet this very love must help the child grow away from the mother, and to become fully independent – Erich Fromm

(Mối quan hệ giữa mẹ và con đầy nghịch lý, và theo một cách hiểu nào đó, rất bi thảm. Nó đòi hỏi tình yêu vô cùng lớn lao của người mẹ, nhưng cũng chính tình yêu này giúp đứa con trưởng thành khi rời xa người mẹ và trở nên độc lập hoàn toàn.)

13. Mother’s love is peace. It need not be acquired, it need not be deserved – Erich Fromm

(Tình yêu của người mẹ là cao cả. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng.)

20 tháng 7 2021

a , Tham khảo !!

  • ngango1603
  • 08/12/2019

Buổi trưa hè nắng gắt, cơn gió làm nóng rát làn da sẫm màu chiến trường của tôi. Ngang một con xóm nhỏ, tôi dừng chân giữa cái nắng chói chang của ông mặt trời, chợt nghe tiếng gà gáy, tiếng gà làm xao động buổi trưa nóng nực, làm bàn chân tôi đỡ mỏi. Mọi thứ ùa về với tôi như một cơn bão,những kỷ niệm tuổi thơ. "Cục...cục tác cục...tác" Tiếng gà trưa như một chiếc máy thời gian đưa tôi trở về với ngôi nhà tranh nho nhỏ bên xóm làng thân thương, nơi tôi vẫn hay ngồi xem ổ rơm hồng đầy ắp những trứng. Những con gà mái mơ, khắp mình hoa đốm trắng, còn những con gà mái vàng thì lông cứ óng ánh như màu nắng bấy giờ vậy. Tôi nhớ như in câu nói "Gà đẻ mà mày nhìn,rồi sau này lang mặt" của bà, tôi tức tốc chạy về nhà lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng của một đứa con nít. Tôi nhớ bà, nhớ mỗi khi bà khum khum quả trứng hồng trên tay, soi soi, nhìn nhìn vẻ âu yếm. Bà cũng thế với tôi, nâng tôi như trứng vàng vậy. Bà lo cho đàn gà vào ngày đông giá rét, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà tôi có áo mới mặc, sao tôi yêu bà quá.

20 tháng 7 2021

c. Đóng vai người cháu trong bài Tiếng gà trưa, em hãy viết thư cho bà để giãi bày tình cảm của mình với bà.

Buổi trưa hè nắng gắt, cơn gió làm nóng rát làn da sẫm màu chiến trường của tôi. Ngang một con xóm nhỏ, tôi dừng chân giữa cái nắng chói chang của ông mặt trời, chợt nghe tiếng gà gáy, tiếng gà làm xao động buổi trưa nóng nực, làm bàn chân tôi đỡ mỏi. Mọi thứ ùa về với tôi như một cơn bão,những kỷ niệm tuổi thơ. "Cục...cục tác cục...tác" Tiếng gà trưa như một chiếc máy thời gian đưa tôi trở về với ngôi nhà tranh nho nhỏ bên xóm làng thân thương, nơi tôi vẫn hay ngồi xem ổ rơm hồng đầy ắp những trứng. Những con gà mái mơ, khắp mình hoa đốm trắng, còn những con gà mái vàng thì lông cứ óng ánh như màu nắng bấy giờ vậy. Tôi nhớ như in câu nói "Gà đẻ mà mày nhìn,rồi sau này lang mặt" của bà, tôi tức tốc chạy về nhà lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng của một đứa con nít. Tôi nhớ bà, nhớ mỗi khi bà khum khum quả trứng hồng trên tay, soi soi, nhìn nhìn vẻ âu yếm. Bà cũng thế với tôi, nâng tôi như trứng vàng vậy. Bà lo cho đàn gà vào ngày đông giá rét, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà tôi có áo mới mặc, sao tôi yêu bà quá.

25 tháng 10 2016

Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ ***** của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.

Chúc bn hok tốt!

25 tháng 10 2016
"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán ***** đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.


Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.


Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.


Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.


Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.


Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.


Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.


Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...


Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...


Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.