K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10

Mình sẽ giải câu 3 phiếu học tập 3 :

- Hình ảnh ông đồ thời đắt ý :

+ khung cảnh:

Mỗi năm hoa đào nở -> Tết đến , xuân về

Phố đông ng qua lại -> đông đúc , nhộn nhịp

=> Ông đồ xuất hiện thường xuyên , quen thuộc với mọi người mỗi dịp tết 

2 Ông đồ thời tàn:

Khung cảnh :

vắng vẻ ,tàn tạ

- Hình ảnh :

vẫn ngồi đấy -> niềm hy vọng mong manh 

Còn đâu thì bn có thể tìm trong sách giáo khoa nha ->>.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

1.B; 2. D; 3.C; 4.B; 5A;6D; 7B; 8C

19 tháng 2 2020

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.

nhớ k cho mk nhé mk làm đầu

13 tháng 9 2023

chịu òi

sorry bạn nhé

21 tháng 12 2017

Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. 

21 tháng 12 2017

quá ngắn

12 tháng 5 2020

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.

Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.

15 tháng 5 2020

 Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

  Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa

3 tháng 10 2021

có ai giúp tớ với

 

20 tháng 9 2021

Câu 1:

- Đoạn văn trích từ văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " 

- Thể loại: Nhật dụng

20 tháng 9 2021

Câu 2:

- Văn bản kể theo ngôi thứ nhất

- Thành là người kể chuyện

- Việc lựa chọn như vậy giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật Thành và Thủy rõ hơn.( ko chắc lắm)

2 tháng 5 2022

C1 : Thể thơ : 5 chữ 

PTBĐ chính : biểu cảm.

C2 : bắt đầu có từ khi con ra đời.

C3 : Từ láy.

C4 : Nhấn mạnh lời ru có ý nghĩa quan trọng như thế nào đồng thời bộc lộ cảm xúc chân thành của tác giả đối với lời ru với một tâm thái tha thiết cho người đọc cảm nhận , qua đó làm tăng hiệu quả diễn đạt cho câu thơ , để lại dấu ấn khó khai trong lòng người đọc hơn.

C5 : Em hiểu lời ru luôn luôn đi theo ta dù ta có đi đến đâu chăng nữa , lời ru cũng tựa như những gì ta thấy và ta hình dung ra nó . Lời ru có thể biến hóa thành nhiều hình dạng nhờ suy nghĩ của ta với nó đồng thời lời ru còn là phần tình cảm da diết vô bờ của người mẹ dành cho con . Với em , lời ru bao giờ cũng nghĩa ý đối với bất kỳ 1 người con nào.

C6 và Làm văn em tự làm nhé .