Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
- Buổi ban mai: đất rừng yên tĩnh
- Nắng và gió: Nắng bắt đầu lên, gió bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.
- Các loài vật: Đa dạng, nhiều hoạt động, sinh động và rất đẹp.
- Cây cối: Đa dạng, biết bao nhiêu cây.
Tham khảo
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.
Tham khảo
Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng U Minh trong ''Đất rừng phương nam'' của nhà văn Đoàn giỏi đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Sau những giây phút yên tĩnh của rừng lúc ban mai biến đi cùng làn gió thổi rao rao với khối mặt trời tròn tuôn ra ánh sáng vài và làn hơi đất nhè nhẹ thổi qua tan dần theo hơi ấm mặt trời. Rừng cây đã bắt đầu trở nên sống động với những màu sắc và âm thanh tiếng chim hót líu lo . Hương hoa ngọt ngào cùng làn gió , động vật cũng bắt đầu động đậy. Nơi đây nhộn nhịp và rộn ràng biết bao tiếng của các loài muôn thú. Đứng trước khung cảnh bao la đất trời cũng khiến con người cảm động. Tác giả đã miêu tả rất tinh tế vùng rừng núi U Minh.
Tham khảo
Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng u minh đất rừng p. nam của nhà văn đoàn giỏi đã mang đến cho ng đọc 1 cách nhìn rất sâu sắc . sau nhx giây phút nghỉ ngơi của 3 tía con n vật an đã tả khái quát dc về đất rừng u minh . rừng u minh trong mắt của nhân vật an là một khu rừng nhộn nhịp đôi lúc lại rất yên tĩnh lạ thường . nơi đây có rất nhiều động vật .hương hoa cùng làn gó nhẹ lan tỏa khắp khu rừng . lời miêu tả của an đã đem đến cho ng đọc 1 cảm giác trù phú . đứng trc khung cảnh cảm động này tác gả đã miêu tả rất tinh tế về vùng núi u minh
Tham khảo:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
của bn đây
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
bài thơ cảnh khuya hay quá. bác tả thiên nhiên chiến cưa việt bắt. bác ơi bác à. thiên nhiên đẹp lắm. bác à bác ơi. thiên nhiên tuyệt vời. cháu yêu việt bắt.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài "Đi lấy mật," cảnh thiên nhiên được miêu tả rất sống động và đẹp đẽ. Hình ảnh rừng xanh bát ngát, những tán cây cao vút che bóng mát dưới ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên một không gian mát mẻ và trong lành. Tiếng chim hót líu lo vang vọng trong không gian, hòa quyện cùng tiếng gió thổi nhẹ nhàng, tạo cảm giác yên bình và thanh tịnh. Những bông hoa rực rỡ khoe sắc bên lề đường, thu hút những chú ong bay lượn, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy sức sống. Dòng suối trong vắt chảy róc rách, nước vang lên những âm thanh vui tươi, như một bản nhạc tự nhiên của đất trời. Tất cả những hình ảnh ấy không chỉ tả thực vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên trong lòng người đọc cảm xúc yêu thương và trân trọng vẻ đẹp ấy.
Tham khảo hoi:00