HỒN TÔI VANG TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HỒN TÔI VANG TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG

TRƯA VẮNG

Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ,
Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non
Lâu rồi còn thoảng mùi thơm,
Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ

Sâu rộng quá những giờ vui trước!
Nhịp cười say trên nước chưa trôi.
Trưa hè thường thấy hai tôi
Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn

Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?
Trang sách đầu chép hết giây mơ.
Ngả mình trên bóng nhung tơ,
Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời!

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ,
Gió lùa thu trong lá bao lần...
Bạn trường những bóng phù vân,
Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.

Hồn xưa dậy: chim cành động nắng,
Lá reo trên hồ lặng lờ trong
Trưa im, im đến não nùng,
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang...

(Hồ Dzếnh, Quê ngoại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 62  63)

Hồ Dzếnh (1916 – 1991) là tác giả đã khẳng định được tên tuổi từ phong trào Thơ mới. Các thi phẩm của ông gợi cho người đọc ấn tượng về một giọng thơ ấm áp, chân thật. Đọc thơ ông, ta có cảm giác như ông đang kể câu chuyện cuộc đời mình. Bài thơ Trưa vắng in trong tập thơ Quê ngoại (1942) là một sáng tác tiêu biểu cho giọng thơ, hồn thơ của thi sĩ.

Bài thơ mở đầu bằng lời chia sẻ:

Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ,
Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non
Lâu rồi, còn thoảng mùi thơm
Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ.

Đó là câu chuyện của “hồn tôi” được nhà thơ kể lại, một thế giới ăm ắp những kỉ niệm, những xúc cảm thân thương. Nơi ấy có ngôi trường “nho nhỏ” tác giả từng gắn bó thời thơ ấu. Ngôi trường ấy được quét “nước vôi xanh”, cỏ “bờ cỏ tươi non” và “thoảng mùi thơm”, rộn vang tiếng “chân đi”,... Hình ảnh ngôi trường lưu lại trong tâm hồn tác giả rõ mồn một từng chi tiết, được cảm nhận qua cả thị giác, khứu giác và thính giác, như vẫn đang hiện hữu với vẻ đẹp xinh xắn, tinh khôi. Những câu thơ song thất lục bát giàu vần điệu (mỗi khổ thơ gồm một cặp câu thơ 7 chữ và một cặp lục bát luôn có tới 7 tiếng được gieo vần, điều không một thể thơ nào khác có được) dẫn dắt người đọc vào thế giới tâm hồn của thi sĩ, ở đó, những câu chuyện diễn ra từ thuở cắp sách đến trường mà có cảm giác như đang sống động trước mắt.
Trong thế giới của kí ức ấy, có bao kỉ niệm không thể nào quên, khiến tác giả kể một cách say sưa:

Sâu rộng quá những giờ vui trước! 
Nhịp cười say trên nước chưa trôi.
Trưa hè thường thấy hai tôi 
Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn.

Khi miêu tả “những giờ vui trước” là “sâu rộng” (biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dùng cảm nhận không gian để miêu tả thời gian), thi nhân muốn thể hiện những xúc cảm đang ngập tràn tâm hồn mình. Đó là niềm vui một thời cùng anh trai (tác giả có hai người anh trai, nhân vật “hai tôi” chính là người anh cả) của mình đùa chơi trên sông, nghịch trò “ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn”. Câu thơ “Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn" miêu tả những trò chơi tuổi dại khờ năm xưa, đồng thời gợi ra biết bao trò tinh nghịch khác (nhờ hiệu quả của phép đối), giờ đã trở thành kỉ niệm vô giá của hai anh em.
Những năm tháng không thể nào quên ấy không chỉ luôn sống trong kí ức mà còn trở thành nguồn động lực để đi tới tương lai: trở thành nhà thơ vì thấy cuộc đời quá đẹp! 

Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?
Trang sách đầu chép hết giây mơ.
Ngả mình trên bóng nhung tơ,
Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời!

Vẻ đẹp của cuộc đời và tình yêu tha thiết dành cho cuộc đời được thi sĩ thể hiện qua câu hỏi tu từ: “Đời đẹp quá, tôi buồn sau kịp?. Vì muốn ghi lại những vẻ đẹp ấy, thể hiện tình yêu ấy, tác giả đã nguyện “làm thơ suốt đời”. Câu thơ “Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời!” có thể sử dụng một trong hai cách ngắt nhịp 2/2/2/2 hoặc 2/6. Nếu cách ngắt đều đặn theo nhịp 2/2/2/2 tạo cảm nhận về một lời giãi bày, tâm sự, thì cách ngắt nhịp 2/6 lại tạo ra sự biến điệu: hai tiếng đầu là lời “tuyên thệ” dõng dạc, tự hứa với lòng mình; sáu tiếng còn lại là nội dung “tuyên thệ” đầy tâm huyết, thiết tha. Dù chọn cách ngắt nhịp nào thi hai tiếng “tôi nguyền” vẫn được ngắt riêng, thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát, không gì lay chuyển được. Lời nguyện ước năm ấy của “tôi” đã trở thành hiện thực, và chúng ta nhận ra rằng mỗi phút giây mà con người trải qua không phải là một sự trôi đi, biến mất trong dĩ vãng, mà là một sự lắng lại, tiếp tục hiện hữu, như phù sa bồi đắp nên đôi bờ. Đời thơ ấy đã lắng đọng nên hồn thơ ấy.
Kể từ đó, thời gian thấm thoắt thoi đưa:

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ
Gió lùa thu trong lá bao lần...
Bạn trường: những bóng phù vân,
Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.

Cuộc sống đã có biết bao biến đổi: cỏ cây đã bao lần héo úa rồi lại xanh tươi; trời đất đã bao độ thu đến rồi lặn, bạn học cùng mái trường năm ấy giờ như “bóng phù vân, mỗi người mỗi ngả, bản thân thi sĩ cũng dần bạc mái đầu. Dấu chấm lửng nằm giữa những câu thơ miêu tả thiên nhiên và miêu tả con người không tạo sự ngăn cách giữa hai nhóm đối tượng này, mà như một khoảng lặng thẫn thờ của thi sĩ, chất chứa những ngậm ngùi trước dòng chảy của thời gian.

Tuy vậy, với Hồ Dzếnh, cuộc sống có thay đổi thế nào thì dấu ấn của những kỉ niệm xưa vẫn không phai mờ trong tâm trí:

Hồn xưa dậy: chim cành động nắng,
Lá reo trên hồ lặng lờ trong
Trưa im, im đến não nùng
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang...

Người yêu thơ không khó để nhận ra sự đồng điệu về xúc cảm giữa khổ thơ này với những câu thơ Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! và Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh/ Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu. Buổi trưa ở xứ nhiệt đới là khoảng thời gian nghỉ ngơi, là quãng lặng giữa hai buổi làm việc trong ngày. Chính quãng lặng của trưa vắng ấy đã trở thành một khoảng thời gian đặc biệt, có thể khiến tâm hồn con người sống dậy những hồi tưởng, hoài niệm. Trong buổi trưa vắng hôm ấy, không rõ tiếng trống làm thức dậy kỉ niệm xưa hay kỉ niệm xưa làm dậy vang tiếng trống trong hồn thi nhân. Dấu chấm lửng cuối bài thơ thể hiện âm vang tiếng trống trường năm xưa còn chưa dứt. Với thi nhân, quá khứ không chỉ là những hoài niệm. Quá khứ vẫn đang hiện hữu trong hiện tại.
Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc và giàu biểu cảm như một tự truyện ngọt ngào, thể hiện những rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng của tâm hồn thi nhân. Thể thơ song thất lục bát xen kẽ từng cặp câu thơ bảy chữ và cặp câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng, có khả năng chuyển tải những xúc cảm muôn màu, rất phù hợp để nhà thơ bộc bạch lòng mình. Bài thơ làm sống dậy trong ta những kỉ niệm của tuổi ấu thơ, thuở cắp sách tới trường, khiến ta thêm yêu quý, trân trọng những phút giây mình đã và đang sống.

- Phần mở bài nêu những nội dung gì ?

- Phần thân bài triển khai như thế nào?

- Phần kết bài khẳng định điều gì ?

1
4 tháng 10 2024

1.Phần mở bài nêu những nội dung sau:

1)Giới thiệu về bài thơ “Trưa vắng” của Hồ Dzếnh, tác giả nổi bật trong phong trào Thơ mới.

2)Đánh giá khái quát về giọng thơ của Hồ Dzếnh: ấm áp, chân thật, tạo cảm giác như đang kể câu chuyện cuộc đời mình.

3)Đặt bài thơ “Trưa vắng” trong tập thơ Quê ngoại (1942), tiêu biểu cho phong cách thơ của tác giả.

2.Phần thân bài triển khai như sau:

1)Phân tích từng khổ thơ, bắt đầu bằng những hồi tưởng về ngôi trường thuở ấu thơ với những kỉ niệm đẹp, ngây thơ.

2)Phân tích chi tiết các hình ảnh và cảm xúc của thi nhân về cuộc sống tuổi thơ, tình cảm gia đình (những trò chơi cùng anh trai).

3)Đề cập đến lời nguyền ước làm thơ suốt đời, thể hiện tình yêu tha thiết đối với cuộc đời.

4)Nhấn mạnh sự biến đổi của thời gian, sự nuối tiếc khi mọi thứ dần đổi thay, bạn học như bóng mây trôi, mái tóc thi sĩ bạc màu.

5)Cuối cùng, phân tích những cảm xúc trong buổi trưa vắng, nơi hồi tưởng về tiếng trống trường vang vọng trong hồn thi sĩ, gợi nhớ quá khứ vẫn còn sống động trong hiện tại.

3.Phần kết bài khẳng định:

1)Bài thơ, qua ngôn ngữ mộc mạc và biểu cảm, giống như một tự truyện ngọt ngào, mang lại những rung cảm sâu lắng về kí ức tuổi thơ.

2)Nhấn mạnh khả năng thể hiện cảm xúc đa dạng của thể thơ song thất lục bát và khẳng định giá trị của những kỉ niệm, làm sống dậy tình yêu với tuổi thơ và những khoảnh khắc đã trải qua.

10 tháng 10 2018

Huyền thoại mùa đông

Người đi tìm hình của nướcThơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960)☆☆☆☆☆574.61Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại18 bài trả lời: 18 thảo luận50 người thíchTừ khoá: Hồ Chí Minh (66) đất nước (102) thơ sách giáo khoa (422) Văn học 9 [1990-2002] (58) Văn học 12 [1990-2006] (30) Chia sẻ trên Facebook 676 Trả lời In bài thơ Tài liệu đính...
Đọc tiếp

Người đi tìm hình của nước

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960)

☆☆☆☆☆574.61

Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
18 bài trả lời: 18 thảo luận
50 người thích
Từ khoá: Hồ Chí Minh (66) đất nước (102) thơ sách giáo khoa (422) Văn học 9 [1990-2002] (58) Văn học 12 [1990-2006] (30)
  •  Chia sẻ trên Facebook 676
  •  Trả lời
  •  In bài thơ
  •  Tài liệu đính kèm 1

 Một số bài cùng từ khoá

- Trùng khơi (Trần Thế Vinh)
- Tạc theo hình ảnh cụ Hồ (Xuân Diệu)
- Thu hứng kỳ 1 (Đỗ Phủ)
- Vãn cảnh (Hồ Chí Minh)
- Nhân tình thế thái bài 14 (Điền viên thú bài 2)(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

 Một số bài cùng tác giả

- Tiếng hát con tàu
- Con cò
- Những sợi tơ lòng
- Xuân
- Nghĩ về Đảng

Đăng bởi Vanachi vào 23/06/2005 16:44, đã sửa 9 lần, lần cuối bởi karizebato vào 27/06/2009 07:13, số lượt xem: 281251

NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm thơ 

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác 
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối 
                         Cho cuộc đời giật dây 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi 

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước" 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người 

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi 
Những đất tự do, những trời nô lệ 
Những con đường cách mạng đang tìm đi 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
                       Ơi, độc lập! 
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông 

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười 

Bác thấy: 
           dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc 
Không còn người bỏ xác bên đường ray 

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng 

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc... 
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này!

1
5 tháng 3 2018

.

Đề dài vậy ngại đọc lắm!

.

13 tháng 2 2018

Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.

   Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.

Vài cái cây vào ngày sang thu chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu giơ dáng khô cong. Cây bàng trước ngõ thay một lớp áo màu cam đỏ thay cho những tán rợp xanh căng tràn sức sống trước đó. Những chiếc lá khô rời cành liệng nhanh trong làn gió thu thổi khe khẽ rồi chao nhanh, đặt mình xuống mặt đất. Lũy tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình.

Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch, những đồng chín vàng óng ả, dệt nên tấm thảm khổng lồ chạy dài mãi thôi. Khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

  

Vào mùa này, lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn, nên thơ giữa bầu trời quê hương. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. ái gió heo may làm rung rinh cành hoa đồng nội trong mùa thu, cánh hoa như khẽ rùng ình khi có cơn gió bất chợt thổi đến. Cảnh vật yên bình lạ lùng trong cái khung cảnh của mùa thu ở làng quê.

Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chụi nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến nữa.

Trong những ngày mùa thu, có lẽ điều tôi mong đợi nhất là những đêm trăng sáng, đặc biệt là khi rằm tháng Tám, tết trung thu. Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu ánh sáng long lanh như dát bạc vào cảnh vật xung quanh. Vạn vật chím ngập trong ánh trăng, mặt nước sóng sánh những vệt trăng, cánh đồng rung rinh reo vui chung niềm vui con trẻ dưới vầng trăng tròn. Lũ trẻ vui phá cỗ trung thu tưng bừng, hát ca, vui đùa thật nhộn nhịp.

   Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

   Mùa thu ở đồng quê mang trong nó cái vẻ yên bình nhưng cũng đầy sức sống và đặc trưng. Vạn vật đều say mê chìm đắm trong không khí thu dịu dàng, yên ả của nàng thu!

  

13 tháng 2 2018

 Mỗi mùa đều có một màu sắc một đặc trưng riêng. Đối với em, mùa em yêu thích nhất là mùa thu. Mùa thu thật đẹp, thật thơ mộng, với tiết trời thật êm dịu và trong lành.

     Mùa thu được bắt đầu vào tháng 6 âm lịch, cái nắng của mùa hạ lúc đó như khép hờ nhường chỗ cho nắng vàng hoe cùng những cơn gió mát nhẹ nhàng. Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên rực rỡ hơn với màu xanh, màu vàng, màu hồng,…nhìn như những chú chim phượng hoàng trong các bức tranh sơn mài. Cây cối bắt đầu thay lá, khoác lên mình là một màu vàng rực rỡ, nhưng chỉ cần một cơn gió nhẹ có thể khiến cây chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu. Và chúng ta sẽ bắt đầu đón những cơn mưa nhẹ như sương mỗi buổi sáng sớm thay cho những trận mưa rào như trút của mùa hè, kéo theo đó là cái se se lạnh thật thích. Và mùa thu cũng là mùa những bác nông dân đi thu hoạch lúa, mùi lúa chín thơm vàng óng. Không khí trở nên tươi vui như trẩy hội bởi từng đoàn người đang hò reo đi tuốt lúa, tiếng xe tiếng người cứ hòa vào nhau. Lũ trẻ thi nhau chơi trốn tìm sau những đống rơm đã được tút, hoặc lên đồi chơi thả diều khi cơn gió nổi lên. Khung cảnh thật lãng mạn nên thơ biết bao nhiêu.

     Mùa thu trên quê hương em rất đẹp, em cảm thấy yêu thích vô cùng. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Biết bao kỉ niệm tuổi thơ em gắn liền với mùa thu thân thương.

Hãy đọc:Rồi có một ngày, một ngày tôi xuôi tay nhắm mắt Theo chiếc xe tang hai hàng ngựa trắng đi đầu. Rồi có một ngày, một ngày hồn tôi tiêu điều Điệu đàn và lời ca sầu héo giữa nơi nghĩa trang đìu hiu...Rồi có một ngày, một ngày em không thương không nhớ. Em sẽ quên đi tháng ngày mình sống mong chờ. Thời gian còn lại chỉ là một mộ bia hoang tàn Lạnh lùng, lạnh lùng sương phủ...
Đọc tiếp

Hãy đọc:

Rồi có một ngày, một ngày tôi xuôi tay nhắm mắt 
Theo chiếc xe tang hai hàng ngựa trắng đi đầu. 
Rồi có một ngày, một ngày hồn tôi tiêu điều 
Điệu đàn và lời ca sầu héo giữa nơi nghĩa trang đìu hiu...

Rồi có một ngày, một ngày em không thương không nhớ. 
Em sẽ quên đi tháng ngày mình sống mong chờ. 
Thời gian còn lại chỉ là một mộ bia hoang tàn 
Lạnh lùng, lạnh lùng sương phủ trắng. 
Véo von, côn trùng lắng thở dài...

Bạn thân ơi, thôi rồi xa… 
Người yêu ơi, thôi rồi quên… 
Còn có nhớ, nhớ gọi tên, 
Nhớ thuở ân tình… 
Nằm dưới đáy, đáy mộ sâu chỉ nghe vang bao niềm đau. 
Lạnh buốt giá, rét từng đêm, rét từng đêm….

Rồi có một ngày, một ngày rêu xanh trên bia đá 
Tím ngát không gian mây trời gọi gió mưa nhòa 
Mộ vắng đường dài chẳng còn ai qua lại 
Chẳng còn chẳng còn nhang, còn khói, 
Xót xa cũng buồn tháng ngày trôi...
Các bạn cảm nhận được gì lời qua bài hát này?

7
  •  Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải dừng lại sự sống. Điều đó sẽ khó khăn và đau khổ nhiều. Nhưng đáng buồn hơn là sự hờ hững và quên lãng của những người ở lại - Họ bên ta từng khóc từng cười, nhưng " người ta chỉ nhớ còn ngần thôi"dến một lúc nào đấy, ta với họ chỉ còn thoáng qua như một cơn gió, một cơn gió heo mây, ko để lại dấu tích gì. Chỉ có ta - kẻ bất hạnh nằm dưới hơi ấm đất Mẹ là mãi mãi nhớ về họ và những kí ức cùng họ. Đã qua.
    => Đời - vốn dĩ vô thường, cái gì cũng có một thời mà thôi.... =]]

21 tháng 4 2019

Giống tâm trạng hiện giờ của mk.

#Liz#

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

30 tháng 10 2017

Thu đến thu đi rồi thu lại đến 
Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ? 
Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng

Còn tui thì cứ ngồi nhà xem phim.

31 tháng 10 2017

Trông kìa, tia nắng đang rơi dưới thềm

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trínão tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Cógì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tìnhhình. Tôi nói như gắt vào máy:- Trinh sát chưa về!Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụavà...
Đọc tiếp

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí
não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Có
gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa
và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi
ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên
quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh
mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con
người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống
như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy… Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.
Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập
tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho
chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng
vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến
chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ
chạy đến ngay.
a/ Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó?
b/Nhân vật được nhắc đến đoạn văn trên là ai?
c/Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp nào của nhân vật, tìm từ ngữ, câu văn chứng minh?

1
5 tháng 5 2020

1. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Hoàn cảnh sáng tác:

- Được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Đây là tác phẩm đầu tay khá thành công của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

2. Nhân vật được nhắc đến: Nho, Thao, Phương Định.

Chiếc nón lá che ngang hai đứa: khôTấm áo trắng thôi không bay nữa, hồi ức về em còn, hình bóng của em cònHằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù, phút chốc thấy ta giống như nhẹ bớt ngày u hoài, cay đắng và điên dại.Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em, khi thuyền đến nơi nàng có trông thấy ta..?!Kêu van thiết tha, em vẫn cứ xa chốn lạ ta thấy mình: vật vờ như hồn...
Đọc tiếp

Chiếc nón lá che ngang hai đứa: khô
Tấm áo trắng thôi không bay nữa, hồi ức về em còn, hình bóng của em còn
Hằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù, phút chốc thấy ta giống như nhẹ bớt ngày u hoài, cay đắng và điên dại.

Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em, khi thuyền đến nơi nàng có trông thấy ta..?!
Kêu van thiết tha, em vẫn cứ xa chốn lạ ta thấy mình: vật vờ như hồn ma!
Thương ai nhớ ai em là nỗi đau nhưng êm dịu, ta là nắng chiều sắp thành bóng đêm chẳng còn người trông theo, chẳng còn gì bám víu
Cô đơn, tủi hờn đang giày xéo nơi xác thân tàn,sao nàng im lặng, ôi lạnh lẽo ta đi tìm bụi sao băng, ta thành kẻ buôn trăng.

Lúc mới biết yêu cô thôn nữ chưa nên lời!
Lãng khách luyến lưu nhưng mắc cỡ do đó mà trong lòng vương vấn làn hương nồng.
Và vầng trăng đi theo ta từ khi ấy buông tơ thành mắt môi nàng, cho đêm cô quạnh ôm lấy thi nhân thổn thức và bẽ bàng.
Người xuống vội đò ngang...
Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em nhưng thuyền đứng im nơi trái tim chính ta.
Kêu van thiết tha em vẫn cứ xa chốn lạ ta thấy mình: Vật vờ như hồn ma!
 

LỜI BÀI HÁT TRÊN LÀ CỦA BÀI J. ĐÃ TRẢ LỜI THÌ KẾT BẠN LÀM WEN NHÉ!!!!!!!

6
30 tháng 12 2018

hình như bài này là bài HUYỀN THOẠI nhỉ

bạn  tl cần j kb nữa nhỉ

1 tháng 1 2018

Mình cũng buồn, mình kb nhé

3 tháng 1 2018

phải cố gắng vượt qua chính mình chứ không nên thất vọng về mình

"Đỗ Hạ Du!"Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía...
Đọc tiếp

"Đỗ Hạ Du!"

Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía vì giận dữ của cô chủ nhiệm, Hạ Du lập tức bật người đứng dậy lễ phép: "Dạ, cô gọi em!"

Cô chủ nhiệm giận dữ quát: "Giờ này là giờ ngủ à? Đây là lớp học, không phải chỗ cho em ngủ biết chưa?"

Hạ Du cúi đầu lí nhí: "Dạ, em biết rồi ạ!"

"Ngồi xuống!"

"Vâng!"

Hạ Du nhỏ giọng lễ phép rồi ngồi xuống chống cằm uể oải. Bình thường tới tiết sinh hoạt ngoài giờ vào thứ bảy hàng tuần thế này, cô chủ nhiệm lớp  Hạ Du toàn đi họp tới gần hết tiết mới về. Chẳng biết tại sao hôm nay lại không đi nhỉ? Cô còn đang định tranh thủ ngủ một chút, ai ngờ người tính không bằng trời tính.

"Như các em đã biết, nhà trường ra quyết định chia lại học sinh của các lớp để cân bằng học lực các môn, ra kế hoạch phụ đạo cho hợp lí. Những bạn bị chuyển lớp đều đã đi về lớp mới rồi, đồng nghĩa với việc sẽ có những bạn khác chuyển vào lớp chúng ta. Bây giờ tôi phải đi họp rồi, Một lát nữa các bạn ấy sẽ qua đây, lớp trưởng phụ trách sắp xếp lại chỗ ngồi cho các bạn. Tuyệt đối giữ trật tự, không được gây ồn ảnh hưởng tới các lớp bên cạnh có biết chưa?"

"Vâng ạ!" Cả lớp đồng thanh trả lời.

Không khí trong lớp vừa rồi còn im lặng đến ngộp thở, chưa đầy một phút sau khi cô chủ nhiệm đi khỏi liền lập tức oà lên như cái chợ vỡ.

"Ê, không biết những ai chuyển tới lớp mình nhỉ?"

"Không biết có ẻm nào xinh không nhỉ?"

"Gái lớp này đã đủ xinh rồi, không cần thêm nữa đâu. Trai đẹp lớp này thì không có lấy một mống. Hi vọng hốt được vài anh trai ngon ngon tí".

Lời bạn nữ vừa dứt thì một nhóm học sinh từ các lớp khác liền xuất hiện ngay trước cửa lớp. Tố Uyên, lớp trưởng lớp 12A4 liền chạy ra ngoài, lịch sự mời họ vào trong. Vừa nhìn rõ mặt những bạn học sinh mới, mấy cậu con trai trong lớp đứng bật dậy ồ lên tràng dài, khuôn mặt lộ rõ vẻ háo hức. Trái ngược lại, con gái thì mặt ai cũng tỏ vẻ thất vọng. Cả lớp lại được dịp nhốn nháo lên.

"Úi má ơi, gái đẹp kìa bay!"

"Đó không phải hot girl 12A6 à? Lớp trưởng ê, cho hot girl ngồi đây nè!" Một bạn nam vừa tươi cười nói, vừa nháy mắt với Tố Uyên rồi chỉ vào chỗ trống bên cạnh mình.

"Trời má, sao toàn con gái thế? Trai đâu hết rồi? Trai của tao đâu?"

"Trai tuyệt chủng hết rồi à?"

"La to vậy làm gì? Sợ người ta không biết mình thèm trai à?"

Trong nhóm học sinh mới, tất cả đều là nữ. Vì học chung trường nên cũng không quá xa lạ gì với nhau nữa. Có người còn rất thân thiết, vẫy tay niềm nở chào đón.
Tố Uyên thấy lớp bắt đầu ồn ào thì ra hiệu im lặng, nhẹ đập tay vào mặt bàn bên cạnh nói: "Thôi, lớp trật tự nhé. Cô biết thì không hay đâu".

Quay sang chỗ nhóm học sinh mới đang đứng ở một góc lớp, Tố Uyên nói tiếp: "Chào các bạn. Mình là Uyên, lớp trưởng lớp 12A4. Bây giờ Uyên sắp chỗ ngồi cho các bạn, mọi người ai nghe thấy tên mình thì đi vào chỗ nha. Bắt đầu từ dãy một, bàn thứ hai, Dung sẽ ngồi với bạn Hồ Ngọc Anh, chuyển từ 12A9 qua. Bàn ba..."

Giọng nói thánh thót của bạn lớp trưởng Tố Uyên vang lên đều đều. Tất cả các học sinh đều lần lượt ôm cặp sách di chuyển tới chỗ ngồi mới. Người thì buồn thiu vì bị chuyển lớp, người thì lại vui mừng vì được ngồi gần người họ quen.

Từ lúc cô chủ nhiệm đi khỏi, mặc cho cả lớp bàn tán xôn xao, Hạ Du thì ụp mặt xuống bàn chẳng thèm quan tâm sự đời. Nhưng bởi vì không khí trong lớp bây giờ chẳng khác gì cái chợ cho nên cô không tài nào ngủ nổi, mắt nhắm mà tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng của từng người. Mãi tới khi Tố Uyên đọc tới dãy bàn cuối cùng xong, cô mới ngẩng đầu lên lèm bèm: "Xong chưa? Ồn quá, im lặng cho ngủ tí đi".

Cái bộ dạng này của Hạ Du cũng chẳng còn xa lạ gì đối với bạn bè trong lớp nữa.Đầu năm vào lớp mười, khi mà bốn mươi hai con người trong lớp đều còn là những kẻ xa lạ thì đa số các bạn nữ đều không thích cô cho lắm. Bởi vì cô của lúc đó có vẻ rất khó gần, lại ít nói chuyện với người khác nên thành ra bị xa lánh một thời gian đầu.

Sau này, họ chẳng hiểu sao Hạ Du đột nhiên lại khá thân và hay nói chuyện với đám con trai trong lớp, không rõ là nói chuyện gì nhưng hình như vui lắm, nhìn cứ như bạn thân lâu năm vậy. Rồi họ thấy tò mò, cũng lân la nói chuyện, tiếp xúc rồi mới phát hiện ra Hạ Du cũng khá hài hước và dễ gần, lại còn rất ga lăng nữa. Từ đó, cô được các bạn trong lớp đặt cho biệt danh là "soái ca" của A4. Cứ thế, gần ba năm trôi đi, cô nghiễm nhiên chiếm được rất nhiều tình cảm của bạn bè cả nam lẫn nữ.

"Soái ca hôm nay tâm trạng không được tốt, thôi để yên cho soái ca nạp năng lượng chút đi!"

"Okey, soái ngủ đi soái".

Mọi người đồng loạt đưa tay làm biểu tượng đồng tình rồi quay lại ngay ngắn im lặng, có nói chuyện cũng cố gắng tiết chế giọng một cách nhỏ nhất có thể.

Không gian yên bình được trả lại, Hạ Du gật gù gục đầu xuống bàn nhắm mắt ngủ, nhưng sau đó lại bị tiếng rù rì văng vẳng bên tai khiến cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Cô vừa ngẩng đầu lên, định nói gì đó thì phát hiện mấy chục cặp mắt nhìn như hổ đói của đám con gái đang đồng loạt nhìn ra phía cửa lớp. Tự nhiên cô cũng thấy tò mò mới quay lại, nhìn theo xem rốt cuộc là có thứ gì lạ thường mà bọn họ nhìn đắm đuối như thế.

Ngoài cửa xuất hiện hai cậu con trai. Nếu nhìn bằng cặp mắt của những đứa con gái "bình thường" thì hai người kia chính xác là "nam thần" bước ra từ trong ngôn tình. Cao to, mắt hai mí, tóc đen cắt theo kiểu các anh thần tượng Hàn Quốc, mũi thẳng tắp,...tóm lại là chuẩn "nam thần". Còn dưới con mắt của Hạ Du, chỉ có thể hình dung bằng một câu: "Người gì cao như cây cột, đã vậy nhìn mặt còn búng ra sữa. Chắc chắn không phải trai thẳng rồi!"

Đột nhiên cô cảm thấy có cái gì đó sai sai thì phải. Bình thường thấy trai là đám con gái trong lớp cô phải ôm nhau hú hét các kiểu rồi chứ nhỉ? Sao hôm nay lại ngoan đột xuất thế?

Mà khoan đã, hình như cô cảm giác hai người kia đang nhìn mình thì phải. Còn ghé tai nhau thì thầm gì đó nữa chứ. Bộ trên mặt cô dính gì à? Hay nãy ngủ gật bị chảy nước dãi? Nghĩ vậy, cô liền đưa tay quẹt ngang miệng kiểm tra. Không có gì cả, sạch sẽ như thường. Sao hai người họ lại nhìn cô cứ như kiểu sinh vật ngoài hành tinh vậy nhỉ?

Vừa ngẩng đầu lên nhìn lại đã thấy có người đứng ngay bên cạnh. Hạ Du giật bắn người kêu lên một tiếng, chồm sang bên cạnh ôm lấy mặt bàn. Đến lúc định thần lại, ngẩng đầu lên liền bắt gặp khuôn mặt của bạn trai lạ vừa chuyển từ lớp khác qua đang nhìn cô với một nụ cười toả nắng.

Đám con gái đối diện thì cứ nhìn Hạ Du nháy mắt liên tục mà cô chẳng hiểu gì mới bực bội quát: "Bọn này, cái miệng để làm gì mà không chịu mở ra nói? Mắt biết nói à?"

Một bạn nữ chỉ chỉ vào sau lưng bạn trai lạ kia, rồi lại chỉ vào chỗ ngồi của mình nhìn Hạ Du gật gật đầu. Hạ Du vẫn chẳng hiểu gì hết, định hỏi lại thì bạn trai lạ lên tiếng trước: "Nhích vào bên trong một chút cho tôi ngồi chỗ này được không?"

Tất nhiên Hạ Du không thể từ chối. Chỉ còn duy nhất chỗ bên cạnh cô còn trống, nếu không cho cậu ta ngồi cùng thì chỉ có nước ngồi dưới đất. Mặc dù trong lòng rất không muốn cho ngồi, nhưng lại phải bất đắc dĩ gật đầu.

"Ngồi vào trong đi, tôi ngồi ngoài. Tránh sang một bên cho tôi ra ngoài rồi vào trong mà ngồi!"

Bạn nam kia liền đứng tránh sang một bên, đợi Hạ Du bước ra ngoài rồi mới ngồi vào bên trong. Khi Hạ Du vừa ngồi xuống bên cạnh, cậu ta liền khều tay cô, nhìn cô tươi cười: "Chào nha!"

Hạ Du nhíu mày nhìn cậu ta một cách khó hiểu: "Ủa? Có quen hả?"

Đọc xong cho mk ý kiến nhoa !

6