
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


HƯỚNG DẪN
- Miền khí hậu phía Bắc phân hoá thành 4 vùng khí hậu: vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Trong mỗi vùng khí hậu, cần phân tích (trình bày, so sánh, giải thích...) về:
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa khô.

- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.
- Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam
- Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.
- Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.
- Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.
- Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.
* Thông tin vê sử dụng dầu khí:
- Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.
- Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.

HƯỚNG DẪN
- Tổng lượng mưa của Đồng Hới lớn hơn ở Nha Trang. Nguyên nhân chủ yếu do về mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta, frông cực bị chặn lại ở dãy Trường Sơn Bắc gây mưa lớn; trong khi ở Nha Trang, Tín phong Bán cầu Bắc tuy có gây mưa khi gặp Trường Sơn Nam, nhưng lượng mưa không lớn.
- Tháng mưa lớn nhất ở Đồng Hới là tháng X, trong khi tháng có lượng mưa lớn nhất ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam và sự lùi dần của áp thấp và bão.
- Mùa mưa ở Đồng Hới từ tháng VIII - I, ở Nha Trang từ tháng IX - XII. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các nguyên nhân gây mưa lớn ở hai vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:
+ Đồng Hới gần với vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, nên tháng VIII bắt đầu mùa mưa do chịu ảnh hưởng lan toả của đỉnh mưa ở Trung và Nam Bắc Bộ. Mùa mưa kéo dài sang tháng I đi liền với hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc.
+ Nha Trang mưa lớn bắt đầu vào tháng IX là lúc gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Mùa mưa kết thúc vào tháng XII, liên quan đến sự dịch chuyển về phía Nam Bộ của dải hội tụ nhiệt đới và sự kết thúc hoạt động của áp thấp và bão ở khu vực Nam Trung Bộ.

HƯỚNG DẪN
- Miền khí hậu phía Nam phân hoá thành 3 vùng khí hậu: Vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Trong mỗi vùng khí hậu, cần phân tích (trình bày, so sánh, giải thích...) về:
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

Giải thích: Mục 1, SGK/155 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A

HƯỚNG DẪN
a) Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm:
+ Tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5°C; Huế: 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh: 27,1°C).
+ Nguyên nhân: Càng vào nam, càng gần Xích đạo hơn. Mặt khác, Hà Nội chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động yếu hơn, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất:
+ Ở Hà Nội và Huế là tháng VII, do vị trí gần chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn và Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng IV, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và trùng với mùa khô. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Hà Nội và Huế là tháng I, TP. Hồ Chí Minh là tháng XII, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam và TP, Hồ Chí Minh gần chí tuyến Nam hơn Hà Nội và Huế.
+ Nhiệt độ tháng VII cao nhất ở Huế, tiếp đến là Hà Nội, thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu do ở Huế và Hà Nội chịu tác động cửa gió phơn Tây Nam khô nóng, trong đó Huế chịu tác động mạnh hơn nhiều so với Hà Nội.
+ Nhiệt độ tháng I thấp nhất ở Hà Nội, tiếp đến là Huế, cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía bắc nước ta.
- Biên độ nhiệt:
+ Giảm dần từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 12,5°C; Huế: 9,4°C; TP. Hồ Chí Minh: 3,2°C).
+ Nguyên nhân: về mùa hạ, nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước. Về mùa đông, ở phía bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, trong đó Hà Nội chịu tác động mạnh hơn ở Huế, phía nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn; từ đó biên độ nhiệt càng vào nam càng nhỏ hơn
- Biến trình nhiệt: Hà Nội và Huế có một cực đại, liên quan đến vị trí gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại, liên quan đến thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau (tháng IV và tháng VIII).
b) Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa năm:
+ Lớn nhất ở Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, thấp nhất là Hà Nội.
+ Mưa nhiều nhất ở Huế do tác động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn chắn gió, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Tây Nam...
+ TP. Hồ Chí Minh có mưa nhiều hơn Hà Nội, do mưa suốt trong cả mùa mưa và hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam đã làm cho mùa mưa dài thêm, đến hết tháng XI mới kết thúc. Ở Hà Nội, đầu mùa mưa lượng mưa ít do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng và chủ yếu mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; giữa và cuối mùa mưa nhiều nhưng mùa mưa kết thúc trước TP. Hồ Chí Minh 1 tháng. Tuy ở Hà Nội về mùa đông có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể.
- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh là tháng IX, liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Ở Huế, mưa nhiều vào tháng X liên quan đến tác động của các nhân tố gây mưa như: gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp, bão...; trong đó, có nhiều nhân tố hoạt động cùng lúc gây mưa rất lớn, ví dụ: vừa có áp thấp, gió mùa Tây Nam, vừa có gió mùa Đông Bắc... trong cùng một thời gian.
- Mùa mưa:
+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V - X, do tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài thêm 1 tháng, liên quan đến hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở đây.
+ Huế có mùa mưa lệch về thu đông (tháng VIII - XII), do đầu mùa hạ có hoạt động của gió phơn Tây Nam khô nóng; cuối mùa do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình chắn gió gây mưa.

Vùng núi Tây Bắc:
- Giữa sông Hồng và sông Cả
- Địa hình cao nhất nước ta
- Hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
- Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S. Đà, S. Mã, S. Chu…)
a) Đặc điểm chính của địa hình tây bắc
- Địa hình cao nhất nước ta.
- Hướng tây bắ - đông nam
- Địa hình gồm 3 dải :
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khủy sông Đà, có đình Phanxipang ( 3143m)
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến Sông Cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.
b) Ảnh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng.
- Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao
- Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình

HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
Báo cáo về khí hậu sự phân hóa Bắc-Nam tại Việt Nam có thể được chia thành các phần chính sau:
Nhiệt độ: Miền Bắc thường có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình từ 15-20°C, trong khi miền Nam có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình khoảng 25-30°C quanh năm.
Lượng mưa: Miền Bắc có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Miền Nam có lượng mưa lớn hơn nhưng không đồng đều, tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Tác động môi trường: Sự phân hóa khí hậu dẫn đến sự khác biệt về sinh thái, đất đai và nông nghiệp giữa hai miền. Miền Bắc phát triển cây trồng mùa lạnh, trong khi miền Nam chủ yếu trồng cây nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu: Cả hai miền đều chịu tác động từ biến đổi khí hậu, như tăng cường nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Báo cáo có thể kết luận rằng sự phân hóa khí hậu Bắc-Nam tạo ra những thách thức và cơ hội riêng cho từng khu vực, đòi hỏi sự điều chỉnh và phát triển bền vững trong quản lý tài nguyên.