K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2024

Hôm nay tôi dí hầu gái của tôi đến chết 

------------------------hết--------------------------

22 tháng 9 2016

* Trần Hưng Đạo : Ba lần  cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên , đc nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần , là ng viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ .

* Lí Thường Kiệt : đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077 , nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông như Nguyệt và thường đc coi là tg bài thơ thần Nam quốc sơn hà .

* Lí Công Uẩn : Ban Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( Hà Nội )

* Phạm Ngũ Lão : Ngồi đan sọt bên về đường , mải nghĩ về 1 câu trong binh thư , đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hương Đạo Vương cầm quân đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ko nhúc nhích . Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương  , là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên .

* Trần Quốc Toản : 16 tuổi , căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than , giương cao là lá cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường địch , báo hoàng ân " , góp công đánh giặc Mông - Nguyên lần thứ 2 .

                     thanghoa
 

22 tháng 9 2016

Pha Mai Hoa bạn học qua chưa giúp mình với

25 tháng 9 2018

Trần Hưng Đạo - Triều Trần ( Thời vua Trần Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lý Thường Kiệt - Triều Lý ( Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lí Công Uẩn - Triều Lý ( Lý Thái Tổ )

Phạm Ngũ Lão - Triều Trần ( Trần Thái Tông )

Trần Quốc Toản - Triều Trần ( Trần Nhân Tông )

Hoc Tốt nhé !!!

25 tháng 9 2018

Theo thứ tự sau nè bạn

NHÀ TRẦN

NHÀ LÝ

NHÀ LÝ

NHÀ TRẦN

NHÀ TRẦN

CHÚC BẠN HỌC TỐI NHA BẠN!

3 tháng 10 2016

(1)Trần Hưng Đạo(nhà Trần)

(2)Lí Thường Kiệt(nhà Lí)

(3) Lí Công Uẩn(nhà Lí)

(4)Phạm Ngũ Lão(nhà Trần)

(5)Trần Quốc Toản(nhà Trần)

27 tháng 9 2019

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Khi anh tôi dắt tôi đến trường, tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Nói rồi cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.

Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.

Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:

Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

Cô sửng sốt và hỏi tôi:

- Sao vậy?

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.

Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.

Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ...

Vừa tới nhà, anh đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe

Cuộc chia tay đột ngột quá. Tôi như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Tôi chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Tôi lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

Tôi khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò:

- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé...

Anh khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay tôi:

- Đi thôi con.

Qua màng nước mắt, anh nhìn theo mẹ và tôi trèo lên xe. Bỗng tôi lại tụt xuống chạy về phía anh, tay ôm con búp bê. Tôi đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi

- Anh xin hứa!

Anh mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

#Linhngoc's#

 
21 tháng 8 2023

Ngày nay, bài hát Tiến quân ca đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người dân Việt Nam vì đó là Quốc ca. Những bài hát đó đã ra đời như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử.

Tuổi thanh niên là tuổi của ước mơ, của hoài bão khát vọng. Ấy vậy mà tôi lúc ấy không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, buồn chán và thất vọng bủa vây cuộc đời tôi. Đúng lúc tuyệt vọng nhất tôi gặp được Vũ Quý thông qua người bạn thân Ph.D. Khi gặp Vũ Quý tôi mong muốn được tham gia chiến khu cùng các anh em cầm súng giết giặc. Nhưng có lẽ Vũ Quý theo dõi sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của tôi nên giao cho tôi sáng tác nghệ thuật để cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng.

Khi bắt tay viết bài hát Tiến quân ca, tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào; tôi chưa được ra chiến khu, và cũng chưa từng gặp chiến sĩ cách mạng trong khóa quân chính ấy. Nhưng tại căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi lại hình dung đó là chiến khu, là khu rừng nào đó trên Việt Bắc, và cứ thế lời ca ra đời, con chữ tự nhiên hiện ra dưới ngòi bút. Tại căn gác nhỏ đó Ph.D đã chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, và Vũ Quý là người đầu tiên biết đến bài hát này.

Bài hát Tiến quân ca ra đời được chào đón rất nồng nhiệt. Bài hát được công bố lần đầu trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Tại đây bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hoà nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Tại buổi hôm đó bài hát đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi hang ngàn giọng hát cất vang theo những đoạn sôi nổi. Trong một lúc những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít tinh. Lúc này anh bạn Ph.D của tôi đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia xuống và cướp loa phóng thanh hát vang Tiến quân ca. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hang vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất. Lần thứ hai bài hát Tiến quân ca của tôi xuất hiện là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng cất lời ca, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.

 Bài hát Tiến quân ca của tôi đã ra đời như thế đấy. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay. Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc Việt Nam.

9 tháng 12 2018

em ko biết gì 

31 tháng 10 2023

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

 

viết về lượm

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

2 tháng 10 2016

Thời Trần và thời Lý

16 tháng 9 2018

Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...
 
 Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.
 
Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.
 
Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.
 
 Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.
 
Đứa con đã biết lỗi của mẹ.
 
En-ri-cô

Mẹ thân yêu của con! Sau khi đọc xong bức thư của bố, con cảm thấy rất ân hận về việc làm sai trái đó. Con đã thức suốt đêm để mở lời nói với bố nhưng thật sự con không thể. Vì con rụt rè, sợ bố đánh hay con vẫn ương bướng cho mình là đúng? Vì sao con không thể giải đáp được! Nên con mong những lời xám hối củ con trong bức thư nhỏ bé này sẽ phần nào xóa đi nỗi buồn trong lòng mẹ, để con được ôm và hôn mẹ như mọi khi. mẹ biết không, những lời nói chứa chan tình yêu thương của bố làm con giận mình. Giận mình tại sao làm cho bố mẹ buồn, tại sao không nghĩ về những tình cảm mình nhận được từ bố mẹ. Trong những ngày này, con day dứt lắm. Mẹ đối với con như thế mà con nỡ làm mẹ đau lòng. mẸ ạ! Con là đứa trẻ hư, không vâng lời bố mẹ. Và bây giờ con đã hiểu. Con cảm ơn mẹ vì những điều mẹ làm cho con
Mẹ của con, con xin lỗi, nhiều lúc đã làm bố mẹ buồn phiền! Con muốn được mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa. Con muốn ôm hôn cả hai người, muốn được mẹ yêu thương như những ngày nào!
Ôimẹ của con! Con ko biết nói gì hơn nữa! Con đã sai và con sẽ sửa lỗi - đó là lời hứa danh dự của con! Con yêu mẹ nhiều!
Con của mẹ

En-ri-cô.