K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9

Sáng hôm ấy em dậy sớm hơn thường ngày, chả là hôm nay là ngày đầu tiên em bước vào cấp 2. Một ngôi trường khang trang với biết bao bạn mới, em bỡ ngỡ nhưng vì đã lớn hơn, em không còn mít ướt như lúc lớp 1 nữa. Trường THCS gồm từ lớp 6 → lớp 9, vì mới lớp 6 nên gặp ai cũng chào anh, chị. Vào năm học mới rồi mà sao em thấy lòng đầy sự hạnh phúc khó tả, dù chưa quen biết ai nhưng em vẫn luôn mỉm cười và biết rằng một năm học mới thì em sẽ cố gắng hết sức để học thật giỏi, không phụ lòng bố mẹ và thầy cô...

✿ Bài là do mình viết nên có thể không hay, bạn tham khảo nha ❤

10 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

10 tháng 4 2020

Qua văn bản Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"

14 tháng 10 2017

anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiên để đánh giặc.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Ngày 5/9 lại đến gần làm tôi chợt nhớ đến lễ khai khai giảng đầu tiên trong đời mình. Ngày hôm ấy, tôi sửa soạn tươm tất với bộ đồng phục mới được mua.  Sau đó tôi theo mẹ đến trường. Ngôi trường tiểu học này to hơn hẳn trường mẫu giáo. Mọi thứ đều còn rất mới, khang trang, sạch đẹp. Tôi sợ hãi núp vào người mẹ. Mẹ có nói nhỏ với tôi "Trước lạ sau quen, con đừng lo, ngồi vào chỗ đi". Tôi chọn một chỗ ngồi trong sân trường để tham dự lễ khai giảng. Trường học rực rỡ sắc màu của cờ và hoa. Thầy cô và học sinh đều mặc thật trang trọng.  Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lễ chào cờ trong không khí trang nghiêm. Sau đó là những tiết mục văn nghệ đầy màu sắc. Cuối cùng là phần diễu hành của khối lớp 1.  Và buổi lễ khai giảng bế mạc bằng bài phát biểu của cô hiệu trưởng. Đã bao năm trôi qua tôi không thể quên được buổi lễ khai giảng đầu tiên của mình. Đó sẽ mãi là hồi ức đẹp nhất tôi cất giữ trong tim.

3 tháng 8 2023

Ngày tựu trường là một ngày đặc biệt đối với tôi. Khi bước vào cổng trường, tôi cảm nhận được sự phấn khởi và háo hức tràn đầy trong không khí. Cảm giác này không thể tả bằng lời, nhưng nó thực sự làm tôi cảm thấy như một con chim nhỏ được tự do bay lượn trên bầu trời. Tôi cũng không thể không nhắc đến sự hồi hộp khi gặp lại bạn bè cũ và tạo ra những kỷ niệm mới. Tựu trường là thời điểm để tôi thể hiện bản thân và khám phá những tiềm năng bên trong mình.

2 tháng 4 2022

bn đang thi :D?

Tài moi k mấy

25 tháng 3 2022

TK:Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, khi nghe sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước thì lại “bỗng dưng cất tiếng nói”. Câu nói đầu tiên của một đứa trẻ lên ba lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Câu nói này vừa có ý ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng với tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu và được bộc lộ vào trong những hoàn cảnh hiểm nguy của đất nước. Mặt khác nó cũng thể hiện ý thức thường trực chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, Gióng cũng như những người nông dân khác, quanh năm nhẫn nại, im lặng làm ăn, như hình ảnh chú bé Gióng ba năm không nói, không cười, nhưng chỉ cần đất nước cần thì họ lại có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả, đứng lên chống giặc ngoại xâm.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, khi nghe sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước thì lại “bỗng dưng cất tiếng nói”. Câu nói đầu tiên của một đứa trẻ lên ba lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Câu nói này vừa có ý ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng với tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu và được bộc lộ vào trong những hoàn cảnh hiểm nguy của đất nước. Mặt khác nó cũng thể hiện ý thức thường trực chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, Gióng cũng như những người nông dân khác, quanh năm nhẫn nại, im lặng làm ăn, như hình ảnh chú bé Gióng ba năm không nói, không cười, nhưng chỉ cần đất nước cần thì họ lại có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả, đứng lên chống giặc ngoại xâm.  

9 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Khi con bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con ,quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể sẽ mất con. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao. Cha thương con nhưng nghiêm khắc, mẹ thương con bằng tấm lòng hiền dịu và bao dung vì vậy mà người con thường gắn bó với mẹ hơn, tháng ngày mẹ chắt chiu từng dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, bằng lời ru ngọt ngào mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả hay những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông xâu, biển rộng. Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay yêu thương của mẹ. Mẹ là người che trở, đùm bọc là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời mà con bước đi.

9 tháng 10 2021

Hay ghê!Goodhaha

19 tháng 1 2021

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 
9 tháng 5 2022

đây là ngôi trường của bn thì bn phải tự viết chứ

có phải trường của mik đou ;-; 

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.