K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8

Cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nằm chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, có một lối sống và sinh hoạt đặc trưng phản ánh sự ảnh hưởng sâu sắc của địa lý, khí hậu và văn hóa lịch sử. Dưới đây là một số nhận xét về nét sinh hoạt của họ:

1. Nông nghiệp là hoạt động chủ yếu: Vùng châu thổ sông Hồng là một trong những vựa lúa lớn của Việt Nam. Cư dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, đặc biệt là trồng lúa nước. Các hoạt động nông nghiệp thường được tổ chức theo mùa vụ, với việc cày cấy, gặt hái gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân.

2.Văn hóa và lễ hội phong phú: Vùng châu thổ sông Hồng nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống, như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Lim, và lễ hội Chùa Hương. Những lễ hội này không chỉ là dịp để người dân tôn vinh các giá trị văn hóa và tôn giáo mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng.

3. Sinh hoạt cộng đồng: Cộng đồng cư dân nơi đây thường có các hoạt động sinh hoạt tập thể, như các buổi chợ phiên, hội hè, và các sự kiện văn hóa. Chợ phiên là nơi không chỉ để trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ bạn bè và hàng xóm.

4. Ẩm thực phong phú: Ẩm thực của cư dân châu thổ sông Hồng rất đa dạng và phong phú. Các món ăn truyền thống như phở, bún thang, bún riêu, và các món làm từ lúa như bánh chưng, bánh dày đều phản ánh sự kết hợp giữa nguyên liệu tươi ngon và kỹ thuật chế biến tinh tế.

5. Kiến trúc và nhà ở: Kiến trúc nhà ở ở vùng châu thổ thường có những đặc trưng riêng biệt như nhà sàn hoặc nhà ngói với mái dốc. Các ngôi nhà thường được xây dựng theo hướng phong thủy để tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên.

6. Tính cộng đồng và truyền thống: Người dân ở đây rất coi trọng các giá trị truyền thống và gia đình. Các nghi lễ, phong tục tập quán vẫn được duy trì và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của vùng.

Tóm lại, nét sinh hoạt của cư dân vùng châu thổ sông Hồng không chỉ phong phú về mặt nông nghiệp và ẩm thực mà còn đa dạng về văn hóa và cộng đồng, phản ánh sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại trong cuộc sống hàng ngày.

22 tháng 11 2023

Tham khao:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Dân cư:

+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm >  70,9 năm).

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% >  23,6%).

- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).

- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...

+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

7 tháng 7 2018

- So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người một thán , tỉ lệ dân thành thị thấp hơn; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.

- Nhìn chung, đây là vùng có trình độ phát triển dân cư, xã hội khá cao.

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, GDP/người, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.

- Nhìn chung, đây là vùng có trình độ phát triển dân cư, xã hội khá cao.

6 tháng 6 2017

- Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

Có sự tương phản trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, gò đồi phía tây.

- Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

+ Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân CƯ: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

2 tháng 3 2016

Đặc điểm dân cư xã hội vùng đồng bằng sông Hồng:

- Dân cư đông đúc nhất nước. Mật độ dân số cao nhất 1.179 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 1,1%

- Trình độ phát triển dân cư xã hội cao.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện.

- Hệ thống đê điều là nét văn hoá độc đáo của Việt Nam.      

- Có nhiều đô thị hình thành từ lâu đời.     

- Khó khăn do dân số đông, kinh tế chuyển dịch chậm.

 

 

3 tháng 1 2022

C.Có lịch sử khai thác lãnh thổ và định cư lâu đời.​​​​​​​