Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười
- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.
+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”
- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:
+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác
+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.
Bài 1 :
a ) mùa đông, giữa ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau
b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ
c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa
1. Nội dung: Cho thấy sự phản kháng của những người yếu thế với những kẻ mạnh hơn
2. BPTT: Nói quá
Tác dụng: Giúp cho câu ca dao giàu sức gợi
Cho thấy sự phóng đại việc con sắt đập ngã ông Phùng
3. Đèn và trăng khoe rằng mình tỏ hơn nhau
Thực tế thì đèn ra trước gió thì tắt, trăng thì luồn sau đám mây
4. Bài học: Sự khoe khoang và tự cao khiến cho con người trở nên kém cỏi và mất đi giá trị thực của bản thân
5. Gợi ý: ''Chuột trù chê khỉ rằng hôi
Khỉ rằng ba họ, tám đời mày thơm''
...
_mingnguyet.hoc24_
Đăng lần vừa vừa thôi chị, lần sau đăng 5 câu thôi nha. Em xin chị
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Phép so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa. (Phép nhân hóa)
( Huy Cận)
b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
(Chính Hữu)
Phép hoán dụ: Giếng nước gốc đa tức quê hương, người ra lính - chiến sĩ.
Phép nhân hóa: nhớ
c. Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
( Nguyễn Du)
Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép ẩn dụ.
d. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Phạm Tiến Duật)
Phép ẩn dụ:
- "Xe" là tinh thần chiến đấu, yêu nước, việc làm cách mạng của các anh chiến sĩ.
- "miền Nam phía trước" là mục đích phía trước tương lai của anh chiến sĩ về sự tự do, độc lập của toàn nước Việt.
- "một trái tim" là trái tim yêu nước, một trái tim bằng lòng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc.
e. Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
( Hữu Thỉnh)
- Phép nhân hóa
g. Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
( Lưu Trọng Lư)
- Phép nhân hóa
h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..
( Thép Mới)
- Phép nhân hóa và ẩn dụ: tre có nhiều lợi ích cho con người, hơn hết là có thể hỗ trợ người Việt đánh giặc giữ nước.
i. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
( Nguyễn Đình Chiểu)
- Phép so sánh
k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm)
- Phép điệp ngữ
l. Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( Nguyễn Duy)
- Phép nhân hóa
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”.
(Nguyễn Du)
- Biện pháp so sánh : Lửa lựu. Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa
- Chơi chữ: điệp phụ âm " L" (lửa lựa lập lòe) kết hợp với các sử dụng từ láy tượng hình "lập lòe". Gợi tả chính xác màu sắc. trạng thái lấp ló lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng
⇒ Sự quan sát tình tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả thanh bình.
“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
(Tế Hanh)
- biện pháp tu từ so sánh: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
⇒ Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”
(Nguyễn Tuân)
- Phép tu từ có trong câu: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nắng giòn tan"
⇒ Từ " giòn tan" vốn không nhìn được qua mắt mà chỉ cảm nhận được bằng vị giác, ở đây nắng được cảm nhận là " giòn tan" qua thị giác ⇒ Tạo lối diễn đạt tinh tế, giàu cảm xúc
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
(Hoàng Trung Thông)
- phép tu từ hoán dụ: bàn tay ⇒ chỉ sức lao động của con người
⇒ thể hiện sức mạnh trong lao động của con người. nếu chúng ta chăm chỉ, cần cù lao động thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ có được thành công.
“ Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
(Minh Huệ)
- biện pháp tu từ so sánh: bóng Bác cao lồng lộng - ấm hơn ngọn lửa hồng.
⇒ cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
- biện pháp tu từ nhân hóa: lão, bác, cô, cậu
⇒ làm cho những sự vật, sự việc trở nên gần gũi thân thiết hơn với thế giới con người.
“Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
(Nguyễn Đức Mậu)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: lửa hồng.
⇒ gợi lên hình ảnh những khóm hoa râm bụt đỏ rực rỡ. đồng thời biện pháp so sánh cũng giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn.
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
(Minh Huệ)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: người cha
⇒ Người cha là hình ảnh để chỉ Bác Hồ . Bởi vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất.Hình ảnh ẩn dụ còn xóa nhòa khoảng cách giữa vị lãnh tụ vĩ đại với nhân dân . Bằng việc phân tích phép tu từ trên giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.
“Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách, làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.”
(Hồ Chí Minh)
- biện pháp tu từ hoán dụ: làng xóm
⇒ làng xóm hoán dụ cho nhân dân.
“Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.
(Nguyễn Du)
- biện pháp tu từ hoán dụ: đầu xanh, má hồng
⇒ chỉ người con gái, phụ nữ còn trẻ, xinh đẹp.
“Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”
(Võ Quảng)
- biện pháp tu từ: nhân hóa
⇒ Miêu tả làm nổi bật, sinh động dáng vẻ cây cổ thụ, những cây to như có linh hồn. Dáng vẻ thật trầm lặng và hiền từ.
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
(Ca dao)
- biện pháp tu từ nhân hóa: trâu ơi!
⇒ thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành thân thiết trong lao động và cuộc sống.
“Chân cứng đá mềm.”
(Thành ngữ)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: chân cứng → ý chí, nghị lực, sức khỏe.
đá mềm → sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được thành công.
⇒ khuyên chúng ta cần phải bền gan, vững chí vượt qua mọi khó khăn thử thách thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ đạt được thành công.
a) Lúa đã chen vai, đứng cả dậy
-----------------------------
Phép tu từ: nhân hóa:
Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người:
...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng
Tác dụng: LÀm cho đối tượng miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người, làm cho câu thơ thêm có hồn, và đặc biệt
b.
Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: tre, giữ
- Liệt kê: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn văn. Đồng thời nhấn mạnh vai trò, giá trị của tre đối với đời sống con người.
c,
- Có lúc tôi tự hỏi: Trăng và đèn ai hơn ai? Cái nào cần thiết hơn trong cuộc sống chúng ta? Theo tôi, cả đèn và trăng đều cần thiết. Trăng là nguồn sáng khi đêm về, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Trăng soi sáng muôn nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Trăng gợi cảm hứng sáng tác cho nhà thơ, hoạ sĩ... Những đêm có trăng, vạn vật đều trở nên tươi đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đặc biệt các bạn thiếu nhi rất thích hội Rằm tháng tám (Tết Trung thu). Tuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo với đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn, gặp hôm trời nhiều mây trăng sẽ bị che khuất. Một tháng trăng chỉ xuất hiện có mấy ngày.
- Còn đèn thì sao? Đèn soi sáng trong đêm ở gần nên soi rõ hơn, giúp chúng ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Đèn chẳng bao giờ bị mây che khuất. Tuy vậy đèn cũng không thế kiêu ngạo với trăng. Vì đèn ra gió thì tắt, dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Đèn dầu và đèn điện chỉ soi sáng được một nơi.
- Ở mặt này thì trăng hơn đèn, còn ở mặt kia thì đèn hơn trăng. Vì vậy cả trăng và đèn đều rất cần cho cuộc sống của con người, cho mọi sinh hoạt trên trái đất này.
- mk biết vậy thôi,lớp 5 cô giải cho bài này rồi.
a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân
b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài
- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương
+ Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.
+ Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn
1. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "thấy" và ẩn dụ "Mặt trời trong lăng" - Bác Hồ.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tựa như vầng thái dương soi đường chỉ lối cho chúng ta thoát khỏi ách nô lệ và giành được quyền làm chủ đất nước như ngày hôm nay.
- Tác giả thể hiện sự biết ơn và lòng kính yêu sâu đậm đối với Bác.
2. Biện pháp nói quá "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" và hoán dụ "bàn tay"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Nhấn mạnh vai trò to lớn của lao động trong cuộc sống hằng ngày sẽ mang đến những thành quả vinh quang và xứng đáng
- Khích lệ tinh thần lao động nơi người đọc. Lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh, phát triển.
3. Biện pháp so sánh "mặt trời xuống biển" - "hòn lửa", biện pháp nhân hóa sóng "cài" then, đêm "sập" cửa.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ và những ngọn sóng là then cửa. Con người đi biển mà ngỡ như đi trong căn nhà của mình
- Miêu tả cảnh mặt trời xuống biển chân thật mà vẫn tinh tế khiến cho bức tranh hoàng hôn trên biển trở nên sống động, kì thú
4. Điệp ngữ "Nghe" được lặp lại ba lần. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "xao động nắng trưa", "bàn chân đỡ mỏi", "nghe tuổi thơ". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Cho thấy âm vang của tiếng gà trưa giúp người lính xua đi những mệt mỏi, trở về với miền kí ức của tuổi thơ
- Thể hiện niềm xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa quen thuộc.
5. Biện pháp so sánh "Đất nước như vì sao" ( đất nước - vì sao)
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Thể hiện niềm tự hào đầy kiêu hãnh của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng
- Thể hiện niềm tin về sự trường tồn của dân tộc, đất nước sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ.
6. Biện pháp nhân hóa: Quyên đã "gọi" hè. Biện pháp ẩn dụ: "Lửa lựu" - hoa lựu nở rộ rực rỡ như những đốm lửa.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Khắc họa chân thực và đầy tinh tế cảnh sắc thiên nhiên chớm vào hè từ dấu hiệu đầu tiên là hoa lựu
- Âm thanh tiếng chim cuốc trong bức tranh thiên nhiên ấy khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian: hè đã sắp đến