Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em phải đăng nội dung bài: :Con chim chiền chiện" lên đây thì mới có thể khiến người đọc hiểu và cảm nhận được bài thơ từ đó vút lên những cảm xúc của bản thân rồi ghi nhận lại em nhé!
Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.
Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi. Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.
Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô cùng.
Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ. Cô đã ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng yêu thương người con gái ấy.
Tham khảo :
Sau lời giới thiệu hướng dẫn chương trình, bạn Lệ Mai bước ra sân khấu. Bạn lộng lẫy trong chiếc váy hồng xinh xắn với những hoa văn thật đẹp. Chân bạn đi đôi tất trắng dài tới đầu gối với đôi giầy búp bê màu xanh nhạt. Trông bạn như nàng công chúa bước ra trong truyện cổ tích. Mái tóc dài đến ngang lưng được Lệ Mai tết gọn hai bên bằng hai chiếc nơ vàng hệt như hai cô bướm thắm đang đậu trên bím tóc, đuôi tóc cứ ve vẩy theo từng nhịp bước của bạn. Em nghe rõ cả tiếng xì xào của các bạn lớp bên “Bạn ấy thật duyên dáng! Xinh quá” Tiếng nhạc bắt đầu cất lên, Lệ Mai tay cầm micro, chân nhún nhảy theo nhịp đàn. Một không khí vui tươi tràn ngập sân trường. Đôi mắt đen tròn của bạn nhìn về phía thầy cô đầy vẻ trìu mến. Rồi tiếng hát trong trẻo như dòng suối mát cất lên: “Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi, …”. Giọng hát thánh thót, ngân nga làm rung động lòng người. Bạn vừa hát, vừa đi lại trên sân khấu biểu diễn, động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, khi giơ tay lên khi hạ tay xuống. Không khí cả trường lắng xuống, không ai muốn rời mắt khỏi sân khấu và tưởng như mình đang được bay bổng theo lời bài hát âm vang. Lệ Mai vẫn hát say sưa, nhạc đệm lúc trầm lúc bỗng hòa theo nhịp theo lời bài hát. Đôi lúc, trên đôi môi thắm hồng, bạn lại nở một nụ cười rạng rỡ như bông hoa hồng nở mỗi sớm mai, để lộ hàm răng trắng với chiếc răng khểnh bên trái nom càng duyên dáng hơn. Câu hát cuối bạn ngân dài thiết tha trìu mến. Tiếng nhạc vừa dứt cũng là lúc tiếng vỗ tay vang lên rộn rã, nhiều bạn chạy lên tặng hoa cho Lệ Mai với tất cả lòng cảm phục của mình. Lệ Mai vui vẻ nhận hoa và cảm ơn mọi người rồi bạn bước ra giữa sân khấu cúi chào khán giả. Khuôn mặt bạn lúc này rạng rỡ hẳn lên.
Bóng Lệ Mai đã khuất sau cánh gà nhưng hình ảnh người bạn gái dịu dàng, dễ mến cùng lời bài hát âm vang vẫn còn vương vấn quanh đây như lời nhắc nhở mỗi chúng em hãy cố gắng học tập để đáp lại công ơn của thầy cô.
TK
* Tả người bạn đang hát *
Sao Mai bước ra sân khấu với bài hát “Bụi phấn”. Chà ! Trông bạn hôm nay đúng là một cô “ca sĩ nhí”. Bạn cao hẳn lên khi mặc chiếc váy hồng đài gần chấm gót. Mái tóc buông xoã làm cho bạn chững chạc hơn ngày thường. Tay bạn cầm mi-cơ-rô, chân nhún nhảy theo nhịp đàn, nhịp trống. Rồi tiếng hát trong trẻo của bạn cất lên : “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi,…” Giọng hát thánh thót, ngân nga làm rung động lòng người. Một không khí sôi nổi, vui tươi bao trùm khắp hội trường. Sao Mai vẫn hát say sưa, nhạc đệm lúc bổng, lúc trầm hoà theo lời hát và sự biểu lộ tình cảm của bạn. Khi bạn hát, chiếc răng khểnh lộ ra, trông thật có duyên, giống như ca sĩ Hồng Nhung. Lần hát thứ hai, bạn vừa hát vừa cầm mấy bông hoa cúi xuôhg tặng các thầy giáo, cô giáo đang ngồi dự. Cả hội trường bỗng rào lên tiếng vỗ tay hoan hô người bạn vừa hát hay vừa có cử chỉ thật là đẹp đẽ…
THAM KHẢO
Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề, trời âm âm dông gió. Biển đục ngầu giận giữ như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đắm chiêu gắt gỏng.
Đây bạn nhé ! ( Bạn tham khảo )
Bài làm
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nhỏ bé, có hai người bạn thân tên là Tí và Bống. Mỗi buổi chiều, sau khi tan học, Tí và Bống cùng nhau dắt đàn trâu đi chăn thả trên những cánh đồng cỏ xanh mướt.
Cánh đồng cỏ rộng lớn trải dài, được bao bọc bởi dòng suối nhỏ uốn lượn. Nước suối trong vắt, ánh lên lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng gió rì rào tạo nên một bản giao hưởng tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Tí và Bống thường ngồi trên bờ suối, ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ và trò chuyện vui vẻ. Bỗng một hôm, Bống nảy ra một ý tưởng thú vị:
"Này Tí, em thử bịt tai lại và nghe xem tiếng gió nói gì nhé!"
Tí tò mò làm theo lời Bống, bịt tai lại rồi mở ra. Ngay lập tức, cậu bé nghe thấy một âm thanh kỳ diệu:
"U... u... u..."
"Em nghe thấy tiếng gió nói "u... u... u..."" - Tí reo lên đầy thích thú.
Bống cũng bịt tai lại và lắng nghe. Nụ cười rạng rỡ nở trên môi khi em bé nghe thấy:
"Vui... vui... vui..."
Tiếng gió như đang trò chuyện cùng Tí và Bống, mang đến cho các em những niềm vui bất ngờ và thú vị.
Cả hai cùng nhau kêu gọi các bạn chăn trâu khác tham gia trò chơi. Mỗi người đều bịt tai lại và tập trung lắng nghe. Mỗi người nghe thấy một âm thanh khác nhau, có thể là tiếng cười, tiếng hát, tiếng gọi tên, hay thậm chí là cả những câu chuyện kỳ diệu.
Tiếng gió như một chiếc cầu nối kỳ diệu, giúp các em bé kết nối với thế giới tự nhiên một cách độc đáo và đầy sáng tạo.
Cùng nhau, Tí, Bống và các bạn chăn trâu đắm chìm trong trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho đến khi mặt trời dần buông xuống. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, báo hiệu một ngày sắp kết thúc.
Tí và Bống lùa đàn trâu về nhà, lòng tràn đầy niềm vui và sự thích thú. Cậu bé hứa với Bống rằng ngày mai sẽ lại cùng nhau chơi trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.
Tối hôm đó, Tí và Bống háo hức kể cho bố mẹ nghe về trò chơi mới của mình. Bố mỉm cười và nói:
"Bố cũng rất thích trò chơi này đấy! Sáng mai, bố sẽ cùng các con đi chăn trâu và nghe tiếng gió nói chuyện."
Sáng hôm sau, cả gia đình Tí cùng nhau dắt đàn trâu ra cánh đồng cỏ. Bố cũng bịt tai lại và lắng nghe. Bố mỉm cười và nói:
"Bố nghe thấy tiếng gió nói rằng hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy vui chơi và tận hưởng cuộc sống!"
Tí, Bống và bố mỉm cười hạnh phúc. Tiếng gió như lời chào buổi sáng, mang đến cho cả gia đình một ngày mới tràn đầy niềm vui và yêu thương.
Câu chuyện về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió là một minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Tiếng gió có thể mang đến cho con người những niềm vui bất ngờ, những bài học quý giá và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.
Nhớ tick cho mình nhé !!!
HỌC TỐT
Ai giúp mình đi.Đóng vai gió để kể lại câu chuyện đó