Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở đoạn: Khẳng định mưa đá là thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho một vùng, một địa phương nào đó.
2. Thân đoạn:
- Giải thích: Mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Có thể hiểu là giáng thủy ở thể cứng dưới dạng hòn, cục hay tinh thể băng rơi xuống mặt đệm (mặt đất, mặt nước , thảm thực vật,...) từ những khối mây tích vũ hay mây cốc vũ đồ sộ.
- Tác hại của mưa đá:
+ Những trận mưa đá kéo dài từ vài phút trở lên có thể hủy hoại đáng kể cây trồng, làm mất mùa một phần hoặc toàn phần.
+ Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, nhà cửa, phương tiện giao thông
+ Gây thương tích hoặc có làm chết gia súc, gia cầm và con người.
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hàng không dân dụng, đe dọa an toàn các chuyến bay.
- Cách khắc phục:
+ Theo dõi dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị trước giảm thiệt hại khi mưa đá xảy ra.
+ Dịch chuyển thời vụ cho phù hợp để cây trồng phát triển, ra hoa kết quả và cho thu hoạch vào thời điểm an toàn nhất tránh thời gian mưa đá thường xảy ra.
+ Kịp thời che, đậy hạn chế mức độ tàn phá của mưa đá
+ Khi có mưa đá, con người cần di tản bày gia súc, gia cầm đến nơi an toàn. Bản thân cũng tìm chỗ trốn tránh thương tích nguy hiểm đến tinh mạng.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nhận của em về hiện tượng trên -> bài học nhận thức.
Phan Châu Trinh (1872-1926), là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và mạnh mẽ nhất trong những năm đầu của thế kỷ XX, ông là người đầu tiên đề xướng phong trào cứu nước kiểu dân chủ, đòi bác bỏ chế độ quân chủ phong kiến sớm nhất ở Việt Nam. Trong suốt cuộc đời mình Phan Châu Trinh đã từng đi đến nhiều nơi để theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc lúc ở Pháp, lúc ở Nhật. Tuy nhiên vì một số hướng đi sai lầm mà ông cũng như Phan Bội Châu vẫn chưa tìm ra được một con đường cứu nước đúng đắn và phù hợp với đặc điểm lúc bấy giờ của đất nước. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, Phan Châu Trinh còn là một nhà thơ, nhà văn chính luận có nhiều tác phẩm đặc sắc. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, được viết trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp khép vào tội xúi giục nhân dân Trung Kỳ chống thuế và bị bắt đày ra Côn Đảo, bị buộc phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá.
Trước hết trong bốn câu thơ đầu tác giả đã thể hiện quan điểm của mình về chí làm trai, đồng thời thông qua đó cũng bộc lộ những sự vất vả, cực nhọc của công việc lao động khổ sai khi bị lưu đày tại Côn Đảo.
"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
Câu thơ đầu tiên "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" đã mở ra cho người đọc một hình dung về bối cảnh không gian rộng lớn, đồng thời thông qua đó tọa dựng tầm vóc và tư thế hiên ngang của con người trong trời đất, bộc lộ khí phách của một người anh hùng, sừng sững giữa đất trời. Trong đó hai từ "làm trai" nhắc nhở độc giả về quan niệm chí nam nhi trong nền giáo dục truyền thống mà cụ thể ấy là Nho học, người ta luôn quan niệm rằng làm trai thì phải trả món nợ công danh, phải làm nên sự nghiệp, đáp đền cho Tổ quốc, đồng thời lừng lẫy với núi sông, xứng đáng là bậc nam tử hán đại trượng phu chí lớn rộng khắp đất trời. Có thể thấy quan niệm truyền thống về chí làm trai đã từng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca xưa ví như Nguyễn Công Trứ có "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông/ Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể", hay Phan Bội Châu với "Làm trai phải lạ ở trên đời" tức là không cam chịu cuộc sống tầm thường, mà luôn hướng tới những lý tưởng vĩ đại phi thường, tiêu biểu như sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoặc xa hơn nữa còn có Phạm Ngũ Lão với "Nam nhi vị liễu công danh trái/Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu", ý bảo nam nhi mà chưa trả được nợ công danh thì ắt phải xấu hổ khi nghe chuyện nhà Gia Cát. Tương tự vậy trong Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh ông viết "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non", tức là thể hiện lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, khát vọng hành động mãnh liệt, sẵn sàng làm nên những việc lừng lẫy rung chuyển núi sông. Đặc biệt nhân vật trữ tình với tư thế "đứng giữa" đất Côn Lôn, đối diện với núi non sừng sững, lại càng làm nổi bật lên vẻ đẹp oai hùng, hiên ngang của trang nam tử với ý chí cao ngút trời xanh. Khẳng định tầm vóc của con người khi đứng trước thiên nhiên, trời đất không hề bị lu mờ mà càng trở nên, rõ ràng, sắc nét, mang vẻ đẹp hùng tráng, mà vẻ đẹp ấy vốn toát ra từ chính ý chí nam nhi, từ những khát vọng to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc vĩ đại. Ở ba câu thơ tiếp, dù miêu tả công việc lao động khổ sai, cực nhọc khi tay cầm búa, dùng sức người đập đá, với khối lượng công việc lớn, thế nhưng giọng điệu thơ của Phan Châu Trinh ở đây lại hết sức mạnh mẽ, hùng hồn như đang bước vào một trận chiến mãnh liệt. Các từ ngữ mang sắc thái mạnh như "lừng lẫy", "đánh tan", "đập bể", thể hiện được sức mạnh, tầm vóc của con người trong những công việc lao động vất vả, nhưng không hề vì thế mà nao núng, chán chường. Trái lại từ một công việc lao động khổ sai vất vả, Phan Châu Trinh đã biến nó thành một công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy thách thức, mà con người trong đó luôn tràn trề sức sống, sinh lực, sẵn sàng chinh phục mọi đỉnh cao. Bộc lộ khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của một con người tuy chịu cảnh tù đày thế nhưng vẫn hiên ngang mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, tầm vóc sáng ngang sơn hà. Tạo dựng được một tượng đài về người anh hùng vượt lên trong nghịch cảnh, chiến thắng số phận, với khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời, cũng như trong chính lòng giặc thù.
Nếu như 4 câu thơ đầu tập trung thể hiện khí phách, tầm vóc của người anh hùng giữa đất trời, thì ở bốn câu thơ cuối vẻ đẹp tâm hồn của Phan Châu Trinh lại càng được bộc lộ một cách rõ ràng, bổ sung cho phong thái ngạo nghễ, hiên ngang của người anh hùng trước những hoàn cảnh khó khăn, ngục tù, luôn giữ vững niềm tin và ý chí sắt son vào con đường mình đã chọn không đổi dời.
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!"
Để nhấn mạnh cho vẻ đẹp tâm hồn kiên định, ý chí mạnh mẽ, cũng như chí lớn nam nhi của mình tác giả đã tinh tế dùng thế tương quan đối nghịch giữa các sự thể trong hai câu thơ 5 và 6 "Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/Mưa nắng càng bền dạ sắt son". Trong đó "tháng ngày" và "mưa nắng" là chỉ những khó khăn vất vả với cuộc sống tù đày dài đằng đẵng ngày này qua tháng khác không biết hồi kết, còn mưa nắng là để chỉ những nỗi khó nhọc, gian lao trong quá trình lao động khổ sai mà người tù phải gánh chịu. Tuy nhiên đối lập với những khó khăn này, thì "tháng ngày" chỉ càng làm cho thân thể, ý chí người chiến sĩ thêm bền bỉ, dẻo dai, với một tấm "thân sành sỏi", còn "mưa nắng" cũng chỉ khiến cho tấm lòng, tâm hồn tác giả thêm vững chãi, một lòng kiên trung với lý tưởng cách mạng, cứu nước, "càng bền dạ sắt son". Có thể nói rằng chính những khó khăn vất vả trong cảnh tù đày càng khiến người chiến sĩ cách mạng thêm quyết tâm và tin tưởng vào sự nghiệp, lý tưởng mà mình đang theo đuổi, càng trở nên mạnh mẽ và hiên ngang giữa trời đất, chứ không thể làm suy sụp hay chán chường trước nghịch cảnh.
Đến câu thơ thứ 7 "Những kẻ vá trời khi lỡ bước", khiến ta dễ dàng liên tưởng đến truyền thuyết bà Nữ Oa đội đá vá trời cứu muôn vạn sinh linh, đó là một sự kiện phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Thì ở đây bản thân Phan Châu Trinh cũng ví công cuộc tìm đường cứu nước, làm cách mạng của mình chính là một công việc "vá trời" khác, bởi lẽ trong thế kỷ XX ấy dường như người ta chẳng thể tin vào việc một con người nhỏ bé có thể lãnh đạo một dân tộc nhỏ bé chống lại bọn đế quốc hung tàn mạnh mẽ được. Điều này càng thể hiện được cái chí lớn và khí phách anh hùng của Phan Châu Trinh trước một thời đại đầy biến động, chính vì thế với công việc mà vốn không ai tưởng tượng nổi ông cũng đã mạnh dạn mưu đồ thì chừ có há chi mấy "việc con con" như cảnh lao tù khổ sai khi lỡ bước. Thể hiện ý chí quyết tâm mạnh mẽ, niềm tin hướng về một ngày tự do không xa của tác giả, đồng thời là sự coi thường những phương cách bỉ ổi của bè lũ thực dân đối với những chí sĩ yêu nước như tác giả.
Đập đá ở Côn Lôn là một bài thơ hay, thể hiện rất rõ vẻ đẹp, tư thế hiên ngang sánh ngang với trời đất của người làm trai trước một thời đại nhiều biến động dữ dội của đất nước. Đồng thời cũng bộc lộ rất rõ những vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả ấy là tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước, lý tưởng một lòng làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách ngục tù của thực dân, đế quốc đồng thời còn thể hiện ý chí sắt đá, mạnh mẽ, vượt qua được tất cả mọi gian lao vất vả mà vẫn giữ được tấm lòng son sắt với Tổ quốc.
“Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy . Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.
Lập dàn ý:
MB:Lưu biệt khi xuất dương" khồng chỉ là 1 áng thơ hay mà còn cho ta thấy đc chí lớn cứu nc,khí phách anh hùng,tinh thần quyết liệt,khát vọng cứu nước đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
TB:trong cuộc đời hoạt động cách mạng.PBC đã sáng tác nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại # nhau = chữ Hán,chữ Nôm.Thơ văn của ông luôn tràn đầy nhiệt huyết,nóng bỏng nhiệt tình yêu nước có ảnh hưởng sâu rộng đến 1/4 thế kỉ.PBC đã có nhiều cách tân với loại hình sáng tác mang tính chất tuyên truyền,cổ động và đạt đc nhiều thành công lớn.sau khi hội Duy Tân đc thành lập,theo chủ trương của tổ chức này ,năm 1905 PBC nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nc.Lưu biệt xuất dương đc viết khi giã từ các bạn đẻ lên đường,đây là những lời lẽ tỏ rõ sự quyết tâm của ông trước khi lên đường:
"làm trai há phải la ở trên đời
há để càn khôn tự chuyển rời"
Trí làm trai là 1 tư tưởng wan trọng của nho giáo,đề cao vai trò của người đàn ông trong xã hội.tư tưởng này đã đc nhiều thế hệ phát huy tích cực,lập nên những chiến công lớn cho đất nước.
-tư tưởng mới của PBC: xoay chuyển trời đất theo ý mình=>1 tư tưởng hết sức táo bạo,mạnh mẽ vượt tầm thời đại
=>khát vọng trí làm trai theo theo nhiệt huyết thời đại mới.
"trog khoản trăm năm cần có tớ
sau này muôn thưở,há không ai"
+vai trò vị trí cái "tôi" cá nhân
-trăm năm:là khoảng time của 1 đời người,khi con người có mặt ở trên đời phải làm đc những viêc lớn có ích cho cuộc đời,có ích cho mọi người và cho lịch sử.Làm đc như vậy,danh tiếng sẽ đc lưu đến muôn thưở sau.Đây vừa là khát vọng công danh,vừa khẳng định vai trò của cái "tôi" cá nhân trong cuộc đời,1 tư thưởng vừa truyền thống vùa hiện đại
"non sông đã chết,sống thêm nhục
hiền thánh còn đâu,học cũng hoài!"
-tình thế đất nc:mất nc,nô lệ (non sông chết)
-mỗi người VN sống trong tình cảnh đó mà cam tâm đó là sống nhục.Câu thơ vừa chỉ ra thực trạng của đất nước vừa khêu gợi lòng tự trọng của mỗi người nam nhi.
-tác giả chỉ rõ nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhất lúc này là cứu nc,đối tượng mà PBC hướng tới là tầng lớp tri thức,tầng lớp này đang bị tư tưởng cũ chi phối,coi việc học,sự nghiệp đèn sách để cứu nc giúp đời.Ông chỉ rõ đất nước không còn là của mình,học sách vở thánh hiền cũng ko làm đc theo ý của mình thì học cũng hoài phí.Tư tưởng của PBC rất sáng suốt,mạch lạc giúp mọi người nhận thức đc vấn đề
"muốn vượt bể Đông theo cánh gió
muốn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"
+khát vọng lên đường cứu nc
-hình ảnh đẹp,hùng vĩ,đầy lãng mạn:biển,gió,sóng bay lên
-2 câu cuối thể hiện ý chí mạnh mẽ của PBC ,mong muốn đc ra đi bất chấp khó khăn gian khổ,câu thơ gợi 1 cảm giác đầy sức mạnh ko mang 1 chút lo âu.Nhiệ huyết cứu nc đã lấn áp đi tất cả
KB:Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã đc thể hiện rõ chí làm trai của tác giả.Nó cũng thể hiện khát vọng độc lập tự do của các bậc chí sĩ yêu nc thưở xưa.qua vẻ đẹp hào hùng mà lãng mạn của nhân vật trữ tình,PBC muốn gào thét lên với mọi ng` rõ trí nam nhi lý tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lý tưởng cách mạng xã hội của người cộng sản.Và dù họ là ai cũng đều xuất thân từ tấm lòng yêu nước,yêu hoà bình,yêu dân tộc VN
Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”. Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.
Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:
Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.
Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
Dố là vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những người anh hùng cứu nước trước hết ở khí phách ngang tàn lẫm liệt ngay cả khi bị đe dọa đến tính mạng. Họ xem việc phải vào tù như một bước dừng chân tạm nghỉ. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu sắt son .
Bạn thi học kì I Văn chưa ? Nếu rồi thì cho mình xin cái đề để tham khảo nhé !
- Không gian: Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
- Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt
- Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.
Trong thời đại công nghệ ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng nghiện mạng xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và đe dọa tâm hồn, tinh thần của thế hệ trẻ.
Mạng xã hội, với sự thuận tiện và tốc độ truyền thông, đã thu hút hàng triệu người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát đã dẫn đến hiện tượng nghiện mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng.
Một trong những vấn đề lớn nhất là sự so sánh và áp đặt về hình ảnh trên mạng xã hội. Giới trẻ thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh "hoàn hảo", tạo nên áp lực về ngoại hình và cuộc sống mà họ cảm thấy phải đạt được. Điều này dẫn đến tình trạng tự ti, thiếu tự tin và sự không hài lòng với bản thân.
Nghiện mạng cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội thực tế của giới trẻ. Việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp đã làm suy giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ trong thế giới thực. Điều này tạo ra cảm giác cô độc và cô lập, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
Ngoài ra, nghiện mạng còn tác động tiêu cực đến hiệu suất học tập và sự phát triển cá nhân của giới trẻ. Thời gian dành cho mạng xã hội thường xuyên lẫn vào thời gian học tập, làm giảm chất lượng công việc và tập trung. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của họ.
Để giải quyết vấn đề nghiện mạng, cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng, gia đình và giáo dục. Giới trẻ cần được tạo ra nhận thức về tác động của mạng xã hội và học cách sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và kiểm soát. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ và an ninh cho con em mình.
Mưa đá là một hiện tượng tự nhiên phức tạp, được hình thành thông qua sự kết hợp của điều kiện thời tiết và quy luật vật lý. Quá trình convection và freezing đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các viên đá lớn từ các hạt băng nhỏ ban đầu. Hiểu rõ nguyên nhân và quá trình này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về hiện tượng mưa đá và khả năng dự báo thời tiết trong tương lai.
chúc bạn học tốt
"Trên thực tế, hiện tượng mưa đá không chỉ là một biểu hiện của thời tiết đặc biệt, mà còn là một minh chứng cho sức mạnh và sự phong phú của tự nhiên. Tuy rằng nó có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với nông nghiệp và tài sản, nhưng mưa đá cũng là một phần không thể thiếu của quá trình tự nhiên, giúp cân bằng hệ sinh thái và cung cấp nguồn nước quan trọng cho môi trường sống. Nhìn vào hiện tượng này, chúng ta có thể nhận thấy rằng tự nhiên luôn đầy bất ngờ và kỳ diệu, và chúng ta cần phải biết tôn trọng và bảo vệ nó. Bài học từ mưa đá là rằng, dù chúng ta có thể không kiểm soát được các hiện tượng tự nhiên, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị và phản ứng một cách thông minh để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tận dụng những lợi ích có thể có từ chúng. Bằng cách này, chúng ta có thể tiếp tục hưởng thụ và tận hưởng vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên, trong khi vẫn bảo vệ sự an toàn và phồn thịnh cho môi trường sống của mình."