Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1
hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan vào nhau và phân bố điều hoặc chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch
vd:dung dịch muối và đường, dung dịch đường và nước
Câu 1: Hỗn hợp là một loại chất được tạo thành từ hai hoặc nhiều chất khác nhau, không có tỉ lệ cố định giữa các thành phần. Ví dụ: Hỗn hợp khí không khí gồm có Oxy, Nitơ, Argon, CO2 và các khí khác.
Câu 2: Năng lượng sạch là loại năng lượng được sản xuất hoặc sử dụng mà không gây ra ô nhiễm môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người. Ví dụ: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện.
Câu 3: Biến đổi lí học là quá trình thay đổi về tính chất của chất mà không làm thay đổi cấu trúc phân tử của chất đó. Ví dụ: Nước đá tan chảy thành nước lỏng.
Biến đổi hóa học là quá trình thay đổi cấu trúc phân tử của chất, tạo ra các chất mới có tính chất khác so với chất ban đầu. Ví dụ: Sắt (Fe) và Oxy (O2) tác dụng với nhau tạo ra sắt oxit (FeO).
Câu 4: Bộ phận của hoa phát triển thành quả là nhụy hoa.
Câu 5: Con người sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện, sưởi ấm, làm nóng nước và sấy khô. Ví dụ: Hệ thống pin mặt trời để cung cấp điện cho các thiết bị trong nhà.
Câu 6: Nguyên nhân của việc rừng bị tàn phá là do sự phá hủy và khai thác rừng trái phép của con người, đặc biệt là trong mục đích lấy gỗ và mở rộng đất canh tác. Hậu quả của việc này là gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật, gây ra sạt lở đất và thay đổi khí hậu toàn cầu.
Tham khảo:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp: lọc, chưng cất, chiết,…
Cụ thể:
- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng
- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp: lọc, chưng cất, chiết,…
Cụ thể:
- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng
- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.
Ví dụ:
+ Cồn sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Để tách riêng cồn và nước thì đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80oC, cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên sẽ bay ra trước. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên 80oC một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.
+ Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
Minh họa bằng hình ảnh:
Đổ hỗn hợp gạo và sạn vào rá, đãi gạo trong chậu nước để các hạt sạn ở dưới.
Để tách hỗn hợp nước và cát trắng: Đổ hỗn hợp vào một thùng chứa nước và đợi một thời gian cho cát lắng xuống phía dưới.
Để tách hỗn hợp nước và dầu ăn: Ta đổ hỗn hợp vào dụng cụ chứa nước, sau một thời gian váng dầu nhẹ sẽ nổi lên trên, ta dùng thìa để hớt lấy váng này.
- Sử dụng phương pháp lắng:
- Sử dụng phương pháp sàng:
- Sử dụng phương pháp lọc:
hỗn hợp là 2 hoặc nhiều chất trộn vào với nhau nhưng mỗi chất giữ nguyên được vị của nó
tk
Trong hóa học, hỗn hợp là hệ vật chất tạo bởi hai hay nhiều chất khác nhau, trộn vào nhau nhưng không kết hợp một cách hóa học. Nói cách khác, hỗn hợp gồm hai chất trộn lẫn vào nhau theo kiểu vật lý, nghĩa là không có phản ứng nào xảy ra giữa các chất đó, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được những tính chất của mình. Hỗn hợp đó có thể gồm các đơn chất, ví dụ hỗn hợp bột đồng - nhôm; có thể gồm các hợp chất, ví dụ hỗn hợp đường - muối.
Hỗn hợp được phân thành 2 loại: hỗn hợp đồng thể và hỗn hợp dị thể.
Khi hỗn hợp gồm cả chất rắn, chất lỏng thì mỗi phần rắn hoặc lỏng được gọi là pha. Khi hai chất lỏng không trộn lẫn nhau, ví dụ: hỗn hợp dầu hỏa và nước thì ta có pha hữu cơ, pha nước.