Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CỨU:((((((((( chỉ cần chỉ cho mình ba luận điểm cần chứng minh cx đc:((((((
tham khảo nhé !
Bài làm
Nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô "tôi - bác" thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng "Trẻ thời đi vắng", không ai để nhờ vả, sai khiến; "chợ thời xa" không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá - những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì "ao sâu nước cả", gà thì "vườn rộng rào thưa" không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống "không - có" được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ "ta với ta" ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. "Ta với ta" là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.
Tham khảo:
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu người để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng hình ảnh của mẹ vẫn là thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn con cho đến tận bây giờ và sẽ không bao giờ phai.
"Mẹ như hiện giữa mây xanh
Dịu dàng vẫy gọi con nhanh trở về."
Nhưng mẹ biết không? Tận sâu thẳm lòng mình, bao giờ con cũng biết: "Trên đời này, nếu có một tình yêu thật sự, thì đó là tình yêu của mẹ!" Con biết con còn nợ mẹ cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển. Sẽ chẳng bao giờ con trả được công sinh thành và nuôi nấng của mẹ, nhưng trong trái tim con vẫn luôn ấp ủ một ước mơ và con muốn đi tới cuối con đường để thực hiện ước mơ ấy:
"Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời Mẹ ru..."
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu người để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng hình ảnh của mẹ vẫn là thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn con cho đến tận bây giờ và sẽ không bao giờ phai. Mẹ là ngọn lửa đỏ thắm luôn luôn bên cạnh con dù bất cứ nơi đâu, mẹ đã hy sinh cho tất cả những gì con đang có của hôm nay và nó sẽ đi hết suốt hành trình của con trong tương lai. Mẹ che chở cho con giống như bầu trời che chở cho vạn vật . Mẹ chính là tất cả, tất cả những điều mà con đã học được và con đang có .
Giờ phút nào cũng là giờ phút thiêng, bước đi nào cũng có lúc khập khiễng rồi vững vàng thì Trăng cũng vậy, có lúc sáng trong, chiếu soi khắp cõi thiên hà mà cũng có những khi trăng sáng đó mà mình chưa bao giờ thấy được. Bản chất trăng là vậy, nó muốn sáng thì tự nhiên nó sáng và nó tối là nó tối, không có thể ai buột ràng. Vì trăng làm chủ được đường đi nẻo về của mình. Trăng càng huyền mờ là trăng đẹp, trăng tỏa thành thị thôn quê cũng có nét đẹp tuyệt nhiên ấy! Trăng với mẹ cũng vậy, chưa bao giờ biết phân biệt bốn mùa. Trăng là nguồn uyên nguyên, là cội nguồn yêu thương “không trước không sau". Trăng đến đi tự tại, như mẹ cũng đã đến nơi này rồi ra về bến bờ bên kia.
Ngày của Phật về trên quê hương, cũng có nghĩa là ngày của mẹ rời khỏi trần thế. Con rất biết mình đang đứng giữa hai dòng sông. Dòng sữa mẹ và dòng tâm cảm của Phật. Cái ngày này là cái tia nắng cô đơn, ngày mà con biết, con phải cố gắng vượt qua sự cô đơn đó hay cũng có thể là cái ngày kỷ niệm nhất trong đời:
“Cha mẹ ân thâm tợ biển trời
Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
Mở vòng tay lớn vì con trẻ
Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời”
Lúc đó không còn gì để mà nói, tôi chỉ biết ' từng dòng sông nước mắt' như trút xuống tuổi đời của tôi. Thế rồi tôi cũng nhận ra được lẽ sống vô thường trăm năm của nhân loại mà bất kỳ ai không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên đó.! Tôi bước ra sân chùa, lãng đãng niệm Phật một mình và tìm đến những bóng dáng cổ thụ trong đất chùa để ôm choàng và tiếp tục "vô ngôn"...
Sau đó, muôn vật cả trở về an ủi và gần kề bên trái tim tôi trong đêm ngàn sao tỏa chiếu, ánh trăng ngời sáng và trên tất cả là loài hoa làm cả cuộc đời tôi không thể nào quên nỗi đó là hoa sứ trắng, vườn hoa đại nằm quạnh côi một góc bảo tháp của Hòa thượng Minh Châu. Thế rồi tôi bước tới thật gần và nhặt từng cánh hoa sứ rụng để thầm thì vài ba câu "con xin chia tay- con xin cầu nguyện". Chính cái ngày này vào khoảng năm trước, con đã đối diện với những sự cô đơn khi mẹ đã nhẹ bước qua đời.
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khiến ở tác phẩm " Bạn đến chơi nhà" trải qua biết bao nhiêu năm thì bài thơ vẫn còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
Một nhà văn Pháp đã nói : " Đọc 1 câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn 1 con người" . Quả thực đúng như thế , đọc lên 1 câu thơ: ( e dẫn vào câu thơ nào mà e muốn trong bài nhé) thì ta liền như bắt gặp được ngay tâm hồn của tác giả . Qua câu thơ :(.....) tác giả gần như đã thể hiện ra được những tâm tư , cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình . Câu thơ ấy đã gây vấn vương lên trái tim cảm nhận thành thật của biết bao nhiêu người đọc , đã thể hiện lên sự hòa hợp về tâm hồn của 2 người bạn với nhau. Hơn hết , vật chất không có nhưng tác giả vẫn còn cái tình nghĩa giữa bạn bè với nhau để tiếp đãi bạn mình . Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.Quả thực, tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm bạn bè . Những gì khó nói ra chẳng phải người ta vẫn thường dùng thơ để bày tỏ ra hay sao , bày tỏ ra một tình cảm chôn giấu trong lòng người , dùng thơ để tỏ những tâm ý được giấu dưới sâu đáy tâm can một con người . Ta dùng thơ , ta viết thơ là để bày tỏ những điều thầm lặng nhất , điều cao đẹp ý nghĩa nhất . Chẳng phải mỗi bài thơ đều có một ý nghĩa hay sao , đều có một nội dung sâu sa và một thông điệp đáng nhớ? . Đúng vì thế đọc 1 câu thơ thì chính là ta đã bắt gặp được tâm hồn của 1 con người . 1 câu thơ và tâm hồn 1 con người , 1 thứ là thực 1 thứ là trừu tượng nhưng nó gần như là thể hiện cho nhau .
Đáp án
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Sáng tác năm 1947 khi chúng ta đang trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông
2 câu trên dùng phép so sánh. Biện pháp giúp thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của người mẹ trong cuộc đời nhân vật, cũng như mặt trời, mặt trăng không thể thiếu đối với sự tồn tại của nhân loại.
Tham khảo:
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua."Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
à ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.
Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
- Bài thơ là lời của người con/ tác giả nói với người mẹ của mình: sự tần tảo, hi sinh vất vả của mẹ nuôi nấng các con; khi mẹ già yếu rồi nhưng các con vẫn chưa làm được điều gì cho đời.
- Tâm trạng và thái độ của tác giả: Thương mẹ, trân trọng mẹ và thể hiện sự băn khoăn day dứt khi chưa làm được điều có ích cho đời.
Câu 1:
-Tác giả là Hồ Chí Minh.
-Đôi nét về tác giả:
+Là người chiến sĩ cách mạng,anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+Là nhà văn,nhà thơ lớn của Việt Nam.
+Là danh nhân văn hóa thế giới.
-Hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Câu 2:
-Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
-Phương thức biểu đạt:biểu cảm.
Câu 3:
-Điệp từ ''lồng'':tạo vẻ đẹp quấn quýt,giao hòa của thiên nhiên.
-Điệp từ ''chưa ngủ'':tình yêu thiên nhiên gắn liền với yêu nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,nhà thơ-người chiến sĩ cách mạng.
1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
hoàn cảnh sáng tác :bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2/
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBD: biểu cảm
3/
Điệp ngữ: "lồng"
=> Trăng hòa quyện với cây, hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Điệp ngữ: chưa ngủ
=> Nhấn mạnh ý Bác "chưa ngủ" vì lo "nỗi nước nhà" . Cho ta thấy Bác là người chẳng những yêu thiên nhiên mà còn có lòng yêu nước sâu nặng. Hết lòng vì nước, vì dân.
Y Phương
Y Phương