Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.
Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".
Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).
Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.
Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang quy hóa và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả. Nhân dân xứ Nghệ vô cùng thương tiếc, khóc than, tưởng nhớ và lập đền thờ ông đúng nơi ông quy hóa và hiển thánh, gọi là đền Quả Sơn. Cùng với đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn, hiện nay trên đất Nghệ An còn có hơn 30 ngôi đền khác cũng được lập để thờ Ngài. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài là “phúc thần của cả Châu".
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn ngày nay không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc ngày xưa (7 tòa 40 gian mang phong cách Lý Trần). Năm 1952, bom đạn của thực dân Pháp đã làm cho đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại tấm bia đá cổ và ngôi mộ của Ngài.
Thực hiện chủ trương bảo tồn, phục hồi và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành Văn hoá tỉnh Nghệ An, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương cùng du khách gần xa, đền Quả Sơn đã từng bước được xây dựng lại ngay chính vị trí từ xưa của đền. Ngày 12/2/1999, đền Quả Sơn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT. Ngày 17/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hay còn gọi là lễ Chạp đền. Ngày 19, 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn.
Nét đặc sắc của Lễ hội đền là lễ rước Ngài lên tạ ơn Bà Bụt ở Chùa Bà Bụt hay còn gọi là Tiên tích tự ở cách đền 4 km về phía Tây thuộc xã Lam Sơn. Tương truyền, Bà Bụt là người thường xuyên linh ứng phù giúp Lý Nhật Quang trong việc kinh bang tế thế và là người chỉ cho Lý Nhật Quang nơi quy hóa và hiển thánh dưới chân núi Quả. Cứ 2 năm một lần, vào các năm chẵn, lễ rước theo đường thủy ngược dòng sông Lam và đường bộ qua 5 làng ngày xưa, qua mỗi làng nhân dân đều tổ chức các điểm bái hạ trang nghiêm để được vái lạy Ngài.
Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Mỗi kỳ lễ hội đó thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.
Việc phục hồi, duy trì Lễ hội Đền Quả Sơn đã thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sinh sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đến với Lễ hội Đền Quả Sơn, mỗi người sẽ cảm nhận được những nét rất riêng của không gian lễ hội, cõi linh thiêng, nét long trọng của phần lễ và hấp dẫn, náo nhiệt của phần hội mang đặc trưng của vùng đất “địa linh” một thời.
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Chưa đến ngày lễ hội, nhưng những ngày sau Tết Nguyên đán, nhân dân khắp nơi trong vùng, trong tỉnh đã tìm về đền Quả Sơn để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Bà Nguyễn Thị Anh Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Lễ hội Đền Quả Sơn 2017 do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng (âm lịch), các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các gian hàng sản phẩm đặc sản của huyện Đô Lương… được tổ chức tại khuôn viên của đền.
Tối 19 tháng Giêng, hội diễn văn nghệ chào mừng lễ hội và sau đó vào lúc 21 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại đền Quả Sơn. Đặc biệt năm nay lễ hội sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Lam trước cổng đền. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20 tháng Giêng (âm lịch). Đầu tiên là Lễ xuất thần, tân lễ, sau đó là Lễ rước thủy Đức Thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên tạ ơn tại chùa Bà Bụt. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc lễ hội.
Đặc biệt năm nay, để phục vụ cho lễ hội năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Đô Lương đã trích ngân sách (cùng với nguồn xã hội hóa) đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình như lát gạch blooc hai bên dọc theo nhà ngựa, xung quanh nhà chính điện, cạnh nhà trực và sau nhà Tả vu, Hữu vu. Làm nhà bán hàng truyền thống trong khuôn viên đền bằng tôn, quy hoạch lại bãi trông giữ xe... Đặc biệt, huyện đã tiến hành thu âm đĩa về di tích để tuyên truyền, đồng thời tái bản sách Uy Minh Vương Lý Nhật quang với Nghệ An.
Mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân trong huyện là Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thể cấp Quốc gia xứng tầm với công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đồng thời, bảo tồn, tôn tạo di tích đền Quả Sơn ngày càng tôn nghiêm và uy linh xứng với tầm vóc vốn có của đền.
rui nha hih
Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.
Lễ rước bằng đường thủy tại Lễ hội đền Quả Sơn. Ảnh: Lương Mai
Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".
Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).
Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
tham khaor nha banj
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bac Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
"Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bac Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
"Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
1 Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
– Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
– Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân xi-măng thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tâp thể dục, vui chơi hằng ngày.
– Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
– Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
– Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
– Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa… và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây… Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông…
3. Kết bài:
– Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
– Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
Bài văn :
Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó. ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường được xây cách đây mười năm rồi, một ngôi trường be bé, nằm lặng sau rặng cày. Nơi đây có biết bao kỉ niệm tuổi học trò.
Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, các phòng học quét vôi màu vàng nhạt nam san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường.
Bước vào cổng trường là thấy ngay một tấm biển có hàng chừ màu trắng: “Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” trên nền xanh, trong rất rõ. Nhìn sang bên trái là phòng học cùa các khối lớp Một, Hai, Ba. Nhìn sang bên phải là phòng học của các khối lớp Bốn, lớp Năm. Dãy phòng ngang nối hai dãy phòng của các khối là các phòng chức năng (hát nhạc, phòng Đội Thiếu niên Tiền phong) và phòng Ban Giám hiệu.
Sân trường em không rộng lắm nhưng đủ cho học sinh vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường sừng sững cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Vườn thuốc nam trồng nhiều loại cây bổ ích. Trước hiên trường, chúng em trồng các bồn hoa nhiều loại. Đến mùa hoa nở, hương thơm bav vào lớp đến xao xuyến lòng. Hằng ngày chúng em thay nhau tưới nước cho hoa luôn tươi sắc. Những bông hoa lung linh rập rờn trong nắng sớm. Hai bên sân trường trồng nhiều cây bàng. Những tán lá bàng che mát một khoảng sân. Giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng.
Ở giữa sân trường có trồng ba cây phượng vĩ. Đến mùa hè, em thường đứng dưới gốc phượng nhặt những hoa rụng ép vào trang sách.
Em nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ vào lớp Một, em theo mẹ đến trường nhưng vì ngại ngùng nên đứng mãi bên cây phượng này. Lúc ấy, cây phượng mới trồng chỉ cao hơn em một tí thôi. Giờ đây, nó đã trổ hoa khoe sắc thắm khi hè đến. thế rồi, mùa hè năm nay, em và các bạn học sinh cuối cấp sẽ chia tay thầy cô các bạn, xa ngôi trường Tiểu học thân thương này. Hằng ngày từ mái trường này chúng em được thầy cô dạv bảo. Những thầy cô với ánh mắt nghiêm trang, nụ cười hiền hoà đã mang tới cho em bao tình cảm thiết tha.
Trước giờ vào lớp, sân trường nhộn nhịp với tiếng nói cười, chạy nhảy của chúng em; trong giờ học lại vang lên khe khẽ tiếng đọc bài từ các lớp và tiếng giảng bài trầm ấm của thầy cô giáo. Giờ ra chơi, sân trường lại nhộn nhịp đông vui. Sau giờ tan học, trường lại im lìm nghỉ ngơi, chỉ còn tiếng chim hót, tiếng lích rích của các loài chim.
Em yêu mái trường của em với những tháng năm tuổi thơ êm dịu, đẹp đẽ. Những câu thơ của bạn Thảo Linh (tỉnh Bến Tre) đã đế lại trong em những ấn tượng đẹp về mái trường với những tháng năm tuổi học trò.
“Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sợ phải sống trong muôn vàn tiếc nuối.”
Mai đây dù có xa, em vẫn không bao giờ quên mái trường thân yêu này.
Dàn ý tả ngôi trường
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
- Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
- Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
- Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
- Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
b. Các dãy nhà
- Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
- Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
c. Bồn cây xanh
- Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
- Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
d. Học sinh
- Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
- Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
- Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi!
Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió.
Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.
Sau một hồi nô đùa, chạy nhảy, mưa ngớt dần, chỉ còn những hạt mưa chậm chân đang vội vã chạy theo các bạn về đích. Nước mưa trên mặt đường thi nhau chảy vào những rãnh cống hai bên hè phố trả lại mặt đường sạch bóng. Cây cối hả hê khoe đám lá xanh mướt vừa được tắm gội của mình. Trời trong xanh, cao vời vợi, đằng Đông lại le lói một vài tia nắng. Mấy chú sẻ nhỏ trú mưa đâu đó dưới tán lá ríu rít gọi nhau ra đón nắng. Mọi người và xe cộ lại hối hả trên đường trong không khí mát dịu sau cơn mưa.
Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài.
Dàn ý tả lễ hội đền thượng
Lễ hội Đền Thượng là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, diễn ra hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Thượng, xã Đường Lâm, huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Dàn ý tả lễ hội Đền Thượng có thể được tổ chức như sau:
I. Giới thiệu về lễ hội Đền Thượng
- Đền Thượng là một ngôi đền cổ có niên đại hơn 1.000 năm, được xây dựng để thờ cúng các vị thần linh và các vị anh hùng dân tộc.
- Lễ hội Đền Thượng là dịp để người dân tôn vinh và tri ân các vị thần linh và anh hùng dân tộc đã có công đóng góp cho đất nước.
II. Các hoạt động trong lễ hội Đền Thượng
1. Lễ cúng và lễ hội
- Ngày lễ, người dân đến Đền Thượng để tham gia các nghi lễ cúng tế, bày tỏ lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần linh và anh hùng dân tộc.
- Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như diễu hành, múa lân, múa rồng, hát xoan, chèo, hát chầu văn, đua ghe nước, đua gà cựa, v.v.
2. Triển lãm và trưng bày
- Trong lễ hội, có các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm truyền thống như đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, v.v.
- Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, ảnh và hiện vật liên quan đến lịch sử và văn hóa của Đền Thượng và vùng đất xung quanh.
3. Hoạt động văn hóa và giải trí
- Có các buổi biểu diễn nghệ thuật, nhạc hội, hát văn, hát quan họ, v.v.
- Các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, bắn cung, đánh cờ tướng, v.v.
III. Ý nghĩa của lễ hội Đền Thượng
- Lễ hội Đền Thượng không chỉ là dịp để tôn vinh và tri ân các vị thần linh và anh hùng dân tộc, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Lễ hội cũng góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, giới thiệu văn hóa và lịch sử của Đền Thượng và vùng đất xung quanh đến du khách trong và ngoài nước.
IV. Kết luận
- Lễ hội Đền Thượng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam, mang trong mình giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt.
- Qua lễ hội, người dân có cơ hội tôn vinh và tri ân các vị thần linh và anh hùng dân tộc, đồng thời gắn kết cộng đồng và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.