Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên không có chút nào là chân lấm tay bùn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động. Tác giả bài thơ không dùng một câu chữ nào nói về sự nặng nhọc, vất vả của người mẹ mà chỉ nói về những điều giản dị của một cuộc sống tiết kiệm, có phần chắp vá. Ai dám chắc người mẹ ấy không một nắng hai sương? Chỉ nói về “chuyện giản đơn” thường ngày nhưng bài thơ đã để lại sự xúc động trong lòng người đọc.
tk
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.
Em phải hiếu thảo ngoan ngoan với cha mẹ, phải chăm chỉ học tập và lãnh đạo nên người và xây dựng cho đất nước giàu lên
Em tham khảo:
Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em là người phụ nữ ''ba chìm bảy nổi'' (thành ngữ), phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và các cụm danh từ là Ngôi trường, Nguyễn Huệ,những cây bàng xanh tươi,những hàng ghế đá, ngôi nhà thứ hai
Nhà em có 4 người : ba mẹ, anh em và em. Ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em và em đi học. Vì vậy cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui vẻ , hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc ở cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học ở trường. Cả chú chó mực và cô mèo mướp cũng vênh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.
- Từ láy : quây quần , vui vẻ
- Danh từ : buổi tối , công việc...
- Cụm danh từ : chú chó mực , cô mèo mướp...
Mẹ là người mà tôi yêu nhất.Mẹ đã chăm lo cho tôi cho đến giờ.mẹ lo lắng cho tôi từng li từng tí.Tôi mệt mỏi thì mẹ luôn động viên tôi an ủi tôi.tôi yêu mẹ lắm.mẹ đã dành hết tinh cảm cho tôi.những tình cảm âu yếm đó tôi luôn ghi nhớ trong lòng mk.lúc tôi ốm mẹ hết sức thuốc thang cho tôi.đời mẹ lận đận nắng mưa nhug 0 bao giờ tôi thấy mẹ mệt mỏi.mẹ là người mẹ mà tui yêu nhất.
k cho mk nhé
mẹ mình mà cx ko làm dc à kém quá e nên coi lại bản thân
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi. Dù đi đến phương trời nào, tổ quốc vẫn luôn ở trong trái tim mỗi người con đất Việt. Bản thân chúng ta là những mầm non của đất nước, chúng ta cần có ý thức trách nghiệm giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước. Trước hết khi là học sinh, chúng ta cần học tập chăm chỉ, bồi dưỡng phẩm chất và nhân cách để trở thành một người có ích cho xã hội. Đó cũng chính là một cách thể hiện tình yêu với tổ quốc của mình....
Điệp ngữ: Tổ quốc
"Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" câu ca dao ấy đã nói lên nỗi vất vả của những người nông dân. Họ là những con người lao động chân lấm tay bùn, cần cù làm việc để mang đến cho đời những sản vật quý của thiên nhiên. Từ thuở còn dựng nước, nhân dân ta đã biết gieo lúa, trồng cây, dựa vào nghề làm nông để có lương thực, phát triển, xây dựng đất nước. Đất nước ta đi lên phát triển cũng nhờ đôi bàn tay chai sần của những người nông dân. Họ đã "bán mặt cho đất/bán lưng cho trời", "đầu tắt mặt tối", đã đổ mồ hôi, công sức để chăm bón cho cây được lớn, năng suất cao, từ đó nhân dân ta có cái ăn, đất nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy biết trân trọng những vất vả, gian lao của những người nông dân, nâng niu những thành quả lao động của họ vì nhờ có họ, chúng ta mới được no ấm ngày hôm nay.