Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) (ngắn nhất)
đề đơn giản thế thôi
cơ h cho chú c k s p
TL:
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Những đời vua mà ông Quán ghét:
+ Đời Kiệt, Trụ mê dâm
+ Đời U, Lệ đa đoan
+ Đời Ngũ bá phân vân
+ Đời thúc quý
- Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
=> Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.
- Những con người mà ông Quán thương: Nhan Tử, Gia Cát, Đồng Tử,...
- Điểm chung: Họ đêu là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
=> Cơ sở của lẽ thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng.
=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.
~HT~
Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ
- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời
Câu 1:
- Những đời vua mà ông Quán ghét đó là:
+ Đời Kiệt, Trụ mê dâm
+ Đời U, Lệ đa đoan
+ Đời Ngũ bá phân vân
+ Đời thúc quý
- Điểm chung: có chung bản chất là các nhà vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không nghĩ đến dân.
=> Cơ sở: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.
- Những con người mà ông Quán thương là Nhan Tử, Gia Cát, Đồng Tử,...
- Điểm chung: Họ đêu là tấm gương về tài năng và đạo đức, muốn giúp đời, giúp dân
=> Cơ sở : Xuất phát từ tấm lòng thương yêu dân sâu nặng và mong cho dân được sống ấm no, hạnh phúc
=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống hạnh phúc và ông nghĩ rằng những người có tài có đức sẽ thực hiện mong muốn của ông
Câu 2
- Bài thơ đã sử dụng phép điệp từ với tần ần số sử dụng lớn: ghét 12 lần như thương 12 lần. Thể sự trong sáng, sâu sắc trong tâm hồn của người tác giả.
- Biệp pháp đối: Ghét >< thương; Hay ghét >< hay thương; Thương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương.
=> Trong trái tim tác giả, ghét và thương
Câu 3
- Ý nghĩa của câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đó là thể hiện sự biểu hiện sự trong sáng, sâu sắc của người tác giả. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời với 1 tình cảm đó dứt nồng nàn và mãnh liệt.
Bố cục bài có 3 phần
- Phần 1 : Cuộc trò chuyện của ông Quán và Vân Tiên (6 câu đầu nha)
- Phần 2 : Lời ông Quán bàn về lẽ ghét (10 câu tiếp theo)
- Phần 3 : Lời ông Quán bàn về lẽ thương (phần còn lại)
- Bài viết bàn luận về việc lựa chọn phương pháp học phù hợp.
- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản chặt chẽ, có tính thuyết phục cao; thu hút được người đọc, người nghe.
Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.
=> Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện.
- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận…
- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen giúp cho bài viết trở nên gần gũi, dễ đọc, dễ nghe hơn.
Trong thời đại của công nghệ 4.0, xã hội có nhiều thay đổi, mạng Internet đã mang đến cho con người những lợi ích to lớn, là một bước tiến lớn của nền văn minh nhân loại. Giờ đây việc liên lạc, kết nối với nhau đã không còn gặp cản trở, việc khai thác thông tin, thậm chí là các giao dịch tài chính đều trở nên dễ dàng bằng vài cú nhấp chuột. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nó mang lại, thì sự ra đời các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.
"Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại. Họ làm điều đó bằng cách đưa lên mạng xã hội những bức hình được chỉnh sửa, lựa chọn hàng giờ đồng hồ, thứ gì cũng bóng bẩy, đẹp đẽ, hoặc viết lên trang cá nhân những triết lý sâu sắc, những mô tả tốt đẹp, tích cực, làm người khác hiểu lầm rằng cuộc sống của họ thật hoàn mỹ, tốt đẹp. Thế nhưng ai biết được rằng, đằng sau bức ảnh một chiếc bàn làm việc gọn gàng là một căn phòng hỗn tạp, sau một bức hình tự chụp lung linh là cả hàng giờ đồng hồ chỉnh sáng, fix màu, xóa thâm mụn,... Cũng chẳng ai biết được rằng, sau những lời yêu thương sến súa mà cặp tình nhân dành cho nhau là những trận cãi vã gay gắt, sau những tấm ảnh chụp bữa ăn sang chảnh, là cả tháng sau khổ chủ phải ngậm ngùi gặm mì tôm,... Và còn rất nhiều trường hợp "sống ảo" một cách vi diệu khác. Nói đến "sống ảo", không thể kể công của những trang mạng xã hội được, phổ biến nhất là Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc "ảo" của các tín đồ "sống ảo". Khi nhìn vào đó, người ta chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ, còn sau đó là những tăm tối gì, đâu ai biết được và dường như cả thế giới cũng chẳng quan tâm, bởi bản năng của con người vẫn là ưa thích những cái tốt đẹp.
"Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân. Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn. Thay vì giao lưu kết bạn ở bên ngoài, họ thích kết bạn qua mạng hơn, thích tâm sự với nhau qua mạng, trốn tránh việc đối diện và nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện bằng cách ôm khư khư cái điện thoại.
Qua mạng, tình bạn, tình yêu đến thật dễ dàng rồi cũng tan biến thật dễ dàng, bởi so với thực tế, những cái ảo rõ ràng không thật được bao nhiêu phần. Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ, là nơi để người ta xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì sao, sự giàu có có khi chỉ là ngụy tạo, sự hạnh phúc có khi chỉ là trong một khoảnh khắc, vẻ đẹp kia chẳng biết đã được điều chỉnh bao nhiêu lần, nhìn lại dường như con người đang lừa dối nhau mà sống vậy. Thế rồi mạng xã hội cũng là nơi người ta mặc sức trở thành những "anh hùng", nhưng là "anh hùng bàn phím", qua mạng ai cũng trở thành những nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học,... Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác chỉ vì họ nghĩ cá nhân đó đáng bị vậy. Cư dân mạng chưa bao giờ chịu suy nghĩ trước khi phát ngôn, hậu quả là để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. "Sống ảo" cho con người ta cái quyền làm mọi thứ mình thích, tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.
Nhiều bạn trẻ quen sống trong những lời tán tụng trên mạng, ảo tưởng giá trị của bản thân, thế nên chỉ cần gặp một lời chê bai ác ý nào đó lập tức sụp đổ, không tin vào bản thân, có những hành động tiêu cực, nghĩ rằng cả thế giới đang chống lại mình. "Sống ảo" quá lâu khiến con người ta quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, vào dòng mưu sinh, họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai. "Sống ảo" khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân. Một người mà không có sự nỗ lực cố gắng, cải thiện những thiếu sót của bản thân để phát triển và lao động cống hiến cho xã hội thì cuối cùng dù "sống ảo" có tốt đẹp đến đâu thì trong thực tế cũng chỉ là phần tử vô dụng, đang có một cuộc đời nhàm chán, vô nghĩa tận cùng.
Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực". Bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống một cuộc đời thật, mỗi ngày chúng ta lấy không khí, lương thực từ thực tại để duy trì sự sống. "Sống ảo" chỉ cho ta niềm vui nhất thời, những sự tự tin, vẻ vang nhất thời, nhưng chúng không thể khiến ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nó không phải là công cụ làm ra tài chính và khi ta ốm đau những lời khen, tâng bốc trên mạng chẳng làm ta khỏi bệnh, chỉ có sự chăm sóc, tình cảm gia đình, bạn bè trong thực tại mới là liều thuốc tốt nhất. Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân, chúng ta không tuyệt vời như bạn nghĩ đâu.
Quả thực hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực, một bên là niềm vui thú nhất thời, một bên mới là cuộc sống, là tương lai của bạn trong mấy chục năm cuộc đời. Nhất định đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo bạn nhé!
Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì cuộc sống con người cũng càng phức tạp, giả dối. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các giá trị thực. Ý kiến ấy là rất đúng về hiện tượng này.
Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện của mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, twitter, weibo. Trên những trang mạng xã hội này người ta thường xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng thái status cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và nhận thức của mọi người.
Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi)… Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng… Người ta đăng hình ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.
Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình. Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi “Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”… Có lẽ, vì sống ảo nhiều nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ thất vọng với những gì xung quanh.
Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.