Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:
- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để
- Nghệ - Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.
=> Loại trừ đáp án: C
Đáp án: C
Giải thích:
Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là lật đổ được chính quyền thực dân và tay sai, lập nên một chính quyền kiểu mới.
Đáp án C
Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết.
Đáp án: B
Giải thích:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
Đáp án C
Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh
REFER:
1.* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
2.
Nội dung | Phong trào CM 1930 - 1931 | Phong trào CM 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến | Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp |
Mục tiêu | Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) | Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) |
Chủ trương, sách lược | Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
Tập hợp lực lượng | Liên minh công nông | Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. |
Hình thức đấu tranh | Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. | Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá.... |
Lực lượng tham gia | Chủ yếu là công nông | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. |
Địa bàn chủ yếu | Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp | Chủ yếu ở thành thị |
3.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1. Nguyên nhân khách quan :
- 30-31 diễn ra trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 29-33 ( hay còn gọi là khủng hoảng thừa ) tại Âu sang Á do sản xuất dư , không đáp ứng nhu cầu người sống . Để đền bù tổn thất , thực dân Pháp ra tay bóc lột tàn bạo các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam
Nguyên nhân chủ quan :
- Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp bóc lột , đè bẹp , kìm hãm , nhân dân cực khổ trăm bề
- Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và gia cấp đầu thế kỉ XX
- Sự bùng nổ các phong trào đấu tranh nhưng không thành công .
2. Khái quát :
- Từ đấu tranh tự phát sang tự giác : 2- 1930 cuộc bãi công của 3000 công dân đồn điền Phú Riềng ; 4-1930 đấu tranh của hơn 400 công nhân nhà máy diêm , cưa , xi măng .. và trở thành phong trào khi lan rộng khắp các tỉnh thành miền Nam , một số miền Bắc . Bắt đầu xuất hiện truyền đơn , cờ đỏ búa liềm , báo đỏ ..
- Từ phong trào thành cao trào : 1-5-1930 nhân ngày Quốc tế Lao động . Lần đầu tiên công nhân và các tầng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình , cũng từ đây ta thấy được sự trưởng thành của giai cấp công nhân trong việc lãnh đạo cách mạng sau này ( tuy nhiên chưa được rõ ràng ) . Biểu hiện : Từ thành phố tới nông thôn xuất hiện truyền đơn , cờ đỏ , biểu tình , bãi công , tuần hành , mít tình . Các cuộc đấu tranh công nhân đã nổ ra trên các trung tâm thành phố lớn như : Hà Nội , Hồ Chí Minh ( Sài Gòn ) Nghệ An , Hà Tĩnh ... Khắp các tỉnh Nam Kì .
- Từ cao trào thành đỉnh cao :
+) Xét về vị trí địa lí : Nghệ An - Hà Tĩnh là hai nơi giao thương buôn bán , nơi làm ăn của nhiều người nên là nơi bị thực dân Pháp , phong kiến tay sai bóc lột trấn áp nặng nề nhất .
- Khẩu hiệu đấu tranh ... song có một ý nghĩa lịch sử to lớn .( Trình bày và tóm tắt ý chính , phần chữ nhỏ là quan trọng nhất T74 - 75 )
--> Là cuộc tập dượt cho cách mạng tháng 8 sau này . Cho thấy giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng , trưởng thành , thống nhất đường lối . Đoàn kết được lực lượng nhân dân xã hội .