K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Làng nghề truyền thống mang ý nghĩa văn hóa, kinh tế và xã hội to lớn: phát huy làng nghề góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đời này sang đời khác. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính thẩm mỹ cao.

Việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn làng nghề cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới.

Bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề cũng gắn liền với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các vùng miền trên khắp đất nước. Du lịch làng nghề được khai thác một cách hợp lý là phương tiện hữu hiệu trong quá trình giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam một cách sâu rộng tới bạn bè quốc tế.

11 tháng 1 2023

Tham khảo nhé (xin lỗi, bài của tớ trình bày theo kiểu nghị luận nên hơi dài, tớ viết trên Word nên nó mới thế này nhé):

Trước sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống, nhịp sống trước kia dần trở nên hối hả. Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng ta không phải lặn lội đường xa chỉ để gặp nhau một buổi, giờ đây chúng ta có thể nhắn tin cho nhau qua những chiếc điện thoại hay máy tính, không mất công viết thư. Vì vậy mà người ta lãng quên những truyền thống quý báu của dân tộc, cho rằng đó là lạc hậu. Có người nói rằng nên phát huy những truyền thống này.Vậy quan niệm nào là đúng, sai?

Theo tôi, trước tiên chúng ta nên nhớ đến công lao của cha ông. Họ đã đi trước chúng ta nhiều thế hệ, cuộc sống của họ nghèo hơn cuộc sống bây giờ của chúng ta rất nhiều. Họ chất phác, thật thà chứ không mánh khóe, khôn lỏi như một số người chúng ta bây giờ. Cuộc sống nghèo khó đã giúp cha ông đúc kết nên những bài học quý báu truyền lại cho chúng ta. Tại sao tôi dùng từ “quý báu” ở đây? Tôi có thể lược nó đi hay thay thế nó bằng một số từ ngữ khác, nhưng những truyền thống của cha ông là những truyền thống rất tốt đẹp, đáng để chúng ta học tập chứ không cổ hủ hay mê tín dị đoan, vì vậy tôi mới dùng từ “quý báu”. Có thể kể đến như “Lá lành đùm lá rách”. Câu thành ngữ này muốn nhắn nhủ con người phải biết đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì được thấm nhuần vào máu những tư tưởng tốt đẹp nên con người Việt Nam không bao giờ lãng quên nhau, luôn luôn sống đẹp, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau. Đó là vì sao chúng ta nên phát huy truyền thống: vì đó là những truyền thống dạy ta cách sống đẹp, sống có ích, đáng học tập.

Những truyền thống này cũng góp phần làm nên lịch sử. Thí dụ như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này dạy chúng ta phải biết hợp tác chặt chẽ lúc làm việc chung, biết đoàn kết tương trợ. Nếu không được thấm vào óc tư tưởng này, làm sao chúng ta có thể đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới như Pháp, Mĩ? Những chiến thắng lẫy lừng ấy được làm nên từ sự đoàn kết, hợp tác của quân dân Việt Nam. Hay sau Cách mạng tháng Tám, nếu dân tộc ta không đoàn kết, không có tinh thần “Thương người như thể thương thân” thì làm sao chúng ta có thể đưa đất nước khỏi hiểm nghèo? Đó là vì mỗi người đều thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp của cha ông truyền lại. Tuy mỗi đạo lí khác nhau và đôi lúc không dây mơ rễ má gì với nhau nhưng lại góp phần làm nên cuộc sống ngày nay. Tôi xin nói thêm: không có đạo lí, có truyền thống thì không có lịch sử. lịch sử là từ những con người đã thấm nhuần đạo lí ấy mà ra.

Nguyên nhân thứ ba khiến tôi đồng tình với quan điểm phát huy truyền thống là vì nếu không có nó, Việt Nam sẽ chẳng thu hút được nhiều khách du lịch đến thế. Những điều khiến khách du lịch ấn tượng với một nơi nào đó bao gồm thiên nhiên, văn hóa, bản sắc và con người. Vì đã hấp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông, con người Việt Nam ý thức được rằng có thân thiện, mến khách thì mới có người muốn tìm hiểu. Nếu không được dạy bảo những truyền thống ấy, người Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài sẽ không còn là “thân thiện, mến khách, nhiệt tình”. Hơn nữa, những truyền thống cũng là một phần bản sắc của dân tộc, phát huy chúng chứng tỏ chúng ta luôn hướng về cội nguồn, về quê hương và có lòng tự tôn dân tộc. Sẽ luôn là đúng khi giữ gìn bản sắc dân tộc trừ phi những truyền thống ấy mang tư tưởng cổ hủ, hẹp hòi, khi ấy chúng sẽ không đáng để học tập

10 tháng 1 2023

em đồng tình về vấn đề với ý kiến trên

Bạn tham khảo nha: 

Trong tiến trình đổi mới, con người và văn hóa Việt Nam luôn có sự liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực văn hóa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc, truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Vì thế, truyền thống không phải là những vật trưng bày chết cứng trong viện bảo tàng, mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng giá trị văn hóa truyền thống chỉ có ý nghĩa lịch sử tương đối. Vai trò và tác động của các giá trị văn hóa truyền thống có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các giá trị văn hóa truyền thống đến cuộc sống hiện tại là một nhiệm vụ quan trọng để giúp chúng ta phân biệt được những tác động tích cực với những tác động tiêu cực, từ đó phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của các giá trị truyền thống. Đó chính là vấn đề cơ bản của mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Trước hết, cần khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản kể trên vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta. Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp các thành tựu tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội.

Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, là những người trẻ chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước, cần phải làm gì để khắc phục? Theo đó, trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

11 tháng 1

sách kết nối tri thức mới nha mọi người

ý nghĩa:

- Giúp ta có thêm, kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.

- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

12 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Từ xưa đến nay,( trạng ngữ chỉ thời gian) nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao về lòng đoàn kết.

 

Lòng đoàn kết là gì? Là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó. Đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm một bài văn hay. Và dĩ nhiên, kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến của nhiều người, từ đó chính sự đoàn kết là con đường, sức mạnh dẫn đến thành công.

Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chẳng phải chính tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến nhân dân ta chiến thắng các cường quốc để dành lại độc lập, tự do. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Làn sóng dữ dội ấy đã lướt qua muôn vàn khổ đau, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước. Chúng ta đã chiến đấu với những thứ ấy, chứ không phải với xe tăng đại bác hiện đại như các đế quốc, khiến những cường quốc vĩ đại phải nể phục, đầu hàng hoàn toàn. Hay là khi người anh em Trường Sa - Hoàng Sa gặp nạn, bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Chúng ta đã không e dè, sợ hãi trước một đất nước hùng mạnh mà đã cùng nhau lên tiếng đòi lại lãnh thổ, sử dụng các phương tiện truyền thông để lên tiếng bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Đó cũng là đoàn kết, nhưng ở mức độ lớn hơn. Như đã nói, đoàn kết cũng được hiển thị ở những việc làm nhỏ nhặt.  Một cậu học sinh nghèo bị khuyết tật thèm muốn được đến trường như bao đứa trẻ khác, ước mong có một tương lai tốt đẹp. Tưởng chừng như điều đó là vô vọng nếu như cuộc sống này không ban cho cậu người bạn không thể nào tuyệt vời hơn. Chính người bạn đó đã cõng cậu đến trường suốt những năm cắp sách, đã cho cậu biết thế nào là tình bạn, đã thắp sáng ước mơ, hoài bão cháy bỏng trong tim cậu và quan trọng hơn hết đã cho cậu nghị lức để sống, để vượt qua sự không công bằng mà tạo hóa đã đối xử với cậu. Suốt những năm tháng đẹp nhất ấy, cậu bạn với dáng người gầy gầy trên lưng lúc nào cũng cõng theo cậu đi học, dù trời mưa hay nắng, dù cho mồ hôi có đầm đìa trên gương mặt, cậu bạn ấy đã là cái chân hoàn hảo nhất mà cậu có thể có. Vâng, cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ đây đã trỏ thành một người thành đạt, đã có thể giúp đỡ lại cho biết bao nhiêu người. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy

Vậy vì sao lại phải đoàn kết ? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trước hết đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng được những công trình lớn. Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi công ty đó có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải có lòng đoàn kết, cùng chi hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Là người mà có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc. Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức nhỏ nhất, gia đình, xã hôi, cộng đồng rồi đến nhà nước.

Ấy vậy, ngoài cái thế giới kia đầy rẫy những con người "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên hành tinh này không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi được. Các nước cứ tranh chấp liên miên thì trái đất này cũng không thể hòa bình, hạnh phúc. Cũng như trong lớp học, nếu học sinh mà chia bè chia phái, không giúp đỡ nhau trong học tập và lao động thì lớp đó sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Bởi lẽ đâu có ý kiến của mọi người để gộp thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất thảy. Không những thế còn xảy ra những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Nếu như thế giới này đầy rầy những con người như thế, thì xã hội này vẫn mãi lạc hậu mà thôi. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.

* Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ta phải :

- Chăm chỉ, cố gắng học tập, phát huy truyền thống học hỏi.

- Ngoan, vâng lời bố mẹ,ông bà,...

- Có tinh thần học hỏi cách bày biện thức ăn vào ngày giỗ, học cách làm bánh chưng, bánh giày, những món ăn truyền thống và tinh hoa từ bao đời nay .

* .Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó chúng ta gạt bỏ đi những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

k cho mk

30 tháng 4 2021

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

15 tháng 10 2021

cảm ơn nhaa <3

 

Gợi ý

Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi: 

- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.  

- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên

- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ. 

=> Bài học do cá nhân bạn rút ra

22 tháng 11 2016

- Sở dĩ tác giả nói rằng, cốm không phải thức quà của người vội là bởi: phải ăn chậm rãi và thong thả mới có thể cảm nhận được những hương vị phong phú được kết tinh trong món ăn này.

- Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già bọc cốm.

1 tháng 12 2016

Sở dĩ tác giả cho rằng như vậy là :

Ăn cốm phải ăn chút ít, thông thả ngẫm nghĩ để thưởng thức những vị ngon của cốm mới có thể biết được vị ngon của cốm, mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm mát của lá sen.

Chúng ta hãy nhẹ nhàng nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà cốm.