Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Viết lại đoạn mở bài tả cây Quất: Đất nước Việt Nam có thật nhiều những phong tục đẹp. Nhưng em thích hơn cả là tục đón tết Nguyên Đán. Ngày Tết, nhà nhà đều rực rỡ, tươi vui. Nào mai, nào đào, nào quất…thi nhau tô điểm cho Tết thêm đẹp. Năm nào ông em cũng chọn mua một cây quất thật đẹp.
1.ở trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng
2.Hôm nay em được đi về quê thăm ông về đến nơi ông bảo em ra đây ông chỉ cho cây hoa hồng này đẹp lắm
3.Mỗi mùa thi chúng ta lại không thể không nhớ đến cây hoa phượng
4.Trong những loại cây ăn quả em thích nhất là quả ổi
- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).
+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây:
Thân cây | Lá | Hoa | Quả | |
Dừa | - To - Bạc phếch | - Dài - Xanh | - Nhỏ - Trắng | - Xanh - To |
Xoài | - To - Sần sùi | - Thon dài - Xanh | - Nhỏ - Vàng nhạt | - To - Vàng ươm |
Cà chua | - Nhỏ - Mềm | - Nhỏ - Xanh | - Vàng - Nhỏ | - Mọng - Đỏ |
Tạo hóa đã ban tặng cho con người biết bao điều tuyệt đẹp như những cảnh sắc kỳ vĩ hay chỉ đơn giản là từng tiếng chim, sắc hoa, nhánh cây, ngọn cỏ,… Và trong đó cây tre luôn mang sức sống kỳ diệu nhất. Tre cùng Thánh Gióng chống lại giặc ngoại xâm. Tre ôm lấy làng quê che chắn từng luồng đạn của giặc. Tre đã gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay, và nó vẫn sẽ bao bọc mãi làng quê ta.
Xào xạc, xào xạc, lá phượng rơi xuống nền đất của trường tôi vào mùa thu như thể những nỗi buồn mà phượng phải chịu đang rơi cùng với những chiếc lá vàng ươm xuống nền đất. Phượng xinh đẹp tuyệt trần, dịu dàng cùng với các cu cậu học sinh vượt qua những kì thi khó khăn và đi qua một kì nghỉ hè dài đằng đẵng. Phượng cũng chính là người bạn của tôi khi tôi còn ngồi trên chiếc ghế nhà trường tiểu học.
Chẳng biết cây phượng vĩ trường tôi có từ bao giờ, hỏi ra mới biết là cây được trồng từ tay những học sinh khóa đầu.Về sau, các bác lao công đã chăm bón hàng ngày để cây hoa học trò này luôn xanh tươi. Hồi nào mới là một em mầm cây bé nhỏ mà giờ đã cao lớn tới tầng hai của trường rồi. Từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ rồi tạo nên một bóng râm mát cho các cậu học trò bắn bi dưới cây phượng vào giờ chơi. Thân người phượng to lắm ai ơi,khi chúng tôi chơi rồng rắn lên mây,phải 5,6 đứa mới ôm hết thân phượng.Lớp áo bên ngoài thân phượng vừa xù xì vừa nhiều những đốm li ti nổi lên. Hoa càng đỏ, lá lại càng xanh.Lá xanh mơn mởn, mát rượi, ngon lành như lá me non và những dãy lá tô điểm thêm những cánh hoa đo đỏ trông thật hung vĩ. Ở dưới gốc cây có những cái rễ to nổi lên mặt đất nên đôi khi tôi còn tưởng rằng đó là mấy con rắn dài đang nằm ngủ một cách ngon lành. Cậu học trò mải học hành rồi lâu dần cũng quên mất màu hoa phượng. Đến giờ chơi, cậu mới ngạc nhiên : Mùa hoa phượng nở từ lúc nào mà bất ngờ thế? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Lá rụng xuống nền đất lát gạch tạo thành một lối đi vàng óng xung quang cây vào lúc mùa thu đến. Cây trơ trụi, chẳng còn lá khi phải chịu những con gió lạnh lẽo và trận mưa bão của mùa đông. Nhưng bên cạnh cây phượng vẫn còn những người bạn động viên cây phượng có thể vượt qua mùa đông giá rét.Rồi khi mùa xuân đến, cây phượng đâm chồi nảy lộc. Hoa phượng nở đỏ cả một góc trời báo hiệu mùa hè đang vẫy tay đón chào. Cành cây phát ra tin nhắn: Hè đến rồi! Học sinh vui vẻ, tưng bừng hẳn lên. Đứa nào đứa nấy cũng tươi cười đón một mùa hè và chăm chỉ học tập để hoàn thành tốt những kì thi cuối năm học.
Hằng ngày, khi đi chơi, chúng tôi thường hay chạy đến chỗ cây phượng để đùa nghịch. Nhóm tôi còn hay tưới cây nhặt lá khô. Chúng tôi ép một con bướm nhỏ nhắn, xinh xắn để chơi.
Cây phượng vĩ trường tôi đã trải qua những năm tháng cùng các cậu học sinh dưới mái trường thân yêu. Những kỉ niệm đặc biệt ấy vẫn được cất giữ sâu vào trong cây và ai nấy cũng không thể quên đi những thứ tốt đẹp của tuổi học trò. Cây hoa học trò này cùng chúng tôi trải qua những niềm vui, buồn và chắc chắn những kỉ niệm ấy sẽ đi theo chúng tôi tới sau này. Cây phượng có lẽ là bảo vật linh thiêng của trường tôi từ lúc nào không ai hay biết.
ví dụ nha:
Tuổi học trò có bao nhiêu kỉ niệm đẹp. Vui, buồn, bạn bè, thầy cô. Tuổi học trò là khăn quàng phấp phới, là chiếc áo trường đẹp xinh. Tuổi học trò của em/tôi còn gắn bó với cả màu hoa học trò đỏ thắm của cây phượng ở ....
EM NHỚ K CJ NHA
Tham khảo
Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.
Tham khảo: Làng tôi nhiều người đi làm ăn xa, lâu lâu mới về vài lần. Mỗi lần về, họ đều ra quán nước dưới gốc đa đầu làng mà uống miếng nước ngọt lành mang đậm phong vị quê hương. Cây đa cổ thụ đã sừng sững đứng đấy biết bao năm, đã gắn bó với bao lớp người làng tôi. Với tôi, cây đa chính là một điều không thế thiếu trong cuộc sống này. Không có nó, làng quê trong tim tôi thực sự sẽ không hề được trọn vẹn.