Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi nghề có một vị trí khác nhau trong xã hội, không có nghề nào không cao quý, không có nghề nào thấp hèn. Những thứ chúng ta lao động bằng chính công sức của mình là cao quý nhất. Chúng ta phải có tâm huyết, yêu nghề mà mình đã chọn. Cố gắng không ngừng để vươn lên, được mọi người tôn trọng. Những nghề mà chúng ta luôn coi là bình thường nhưng thực ra nó rất cao quý, nó giúp đất nước thêm phát triển, lớn mạnh hơn. Dù chỉ một chút nhưng cũng đã đóng góp, xây dựng đất nước. Những nghề phạm pháp, những kẻ lười biếng ăn mà không làm mới đáng không được coi trọng. Chúng ta không nên chê những người lao công, quét rác. Dù họ là những người lao động chân tay nhưng họ vẫn chăm chỉ, quý trọng công việc của mình và họ cũng xứng đáng được tôn trọng. Đống rác mà chúng ta thấy hôm nay bỗng dưng ngày mai biến mất. Đâu phải nó tự biến mất, các bác, các cô lao công đã dọn dẹp đường phố từ sáng sớm. Các bác công nhân cũng vậy. Chỉ là một nghề bình thường đối với chúng ta nhưng họ đã hi sinh bao nhiêu thứ chỉ để kiếm từng đồng lương. Họ vẵn xây dựng nhà cửa từ sáng đến tối, họ xây cho chúng ta nhà, nơi để ở. Một số người đã không may qua đời khi xây dựng. Những đồng tiền nhỏ bé ấy đâu thể làm họ sống lại được. Ai cũng cố gắng khi làm các công việc để xây dựng đất nước, làm cho đất nước thêm giàu mạnh. Chỉ cần chúng ta coi trọng họ, họ cũng cảm thấy vui trong lòng... Tôi mong mọi người sẽ tôn trọng những người lao động chân tay "NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHỀ BÌNH THƯỜNG" để cuộc sống này trở nên bình đẳng, không phân chia giai cấp giàu nghèo, các nghề nghiệp với nhau.
(Em dốt văn lắm cô ạ, lúc thi được có mỗi 6-7 điểm thôi)
Đâu là dấu mốc trưởng thành của cuộc đời bạn? Mười tám tuổi, hai mươi tuổi hay là ba mươi rồi bốn mươi.... Số tuổi không phải là dấu mốc của sự trưởng thành mà cuộc hành trình ta tìm đến thành công mới là đích thực là dấu mốc ấy. Con người ta phải đi trên chính đôi chân ta, biết mình sẽ phải làm gì và định hướng riêng để lập nghiệp, bắt đầu một trang mới của tuổi trẻ để bước ra "đời". Nhưng ta vẫn luôn do dự nghề nào mới quan trọng, mới thuận lợi cho bản thân thành công thì hãy nhớ ý kiến rất hay này: "Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường".
Thực vậy, ai trong chúng ta đều có vết nứt ở một mặt nào đó của bản thân. Ta không thể hoàn hảo, bởi thế nên chúng ta chỉ là người bình thường. Nhưng liệu chúng ta có cần chỉ sống một đời bình thường không?. Chúng ta vẫn có thể vươn lên từng ngày theo ý kiến trên nói. Ta vẫn có thể hoàn thiện phát triển bản thân, vẫn có thể học tập chăm chỉ, siêng năng cố gắng làm việc cống hiến đóng góp tài năng của mình cho đời cho xã hội. Vì sao lại thế?. Đó là bởi chúng ta làm một nghề, một công việc bình thường nhưng nghề nào cũng sẽ có một đỉnh cao của riêng nó. Cũng giống như ai ai cũng có một điều tốt của bản thân mình vậy. Ví như nghề lao động, đỉnh cao chính là trở thành người siêng năng đóng góp được nhiều nhất cho dự án. Hay cả nghề bán hàng hóa, đỉnh cao chính là quản lí rất nhiều cửa hàng. Qua những điều đó, ta có thể đúc kết lại rằng chỉ cần có sự siêng năng cố gắng vươn lên và dù làm bất kì mỗi nghề bình thường nào thì cuối cùng ta đều có thể chạm đến đỉnh cao, sự thành công của đời mình. Hay nói rõ hơn, chính là bởi con người ta sinh ra không phải để tan biến một cách lãng phí và ai ai cũng có thể góp phần cho đời, cho xã hội ngày càng phát triển. Đừng tự cho rằng mình không có sự tài năng, hay sự tự duy nhạy bén tốt đẹp như người khác mà cứ ề à không muốn đôi chân mình đi tiếp. Bởi khi ấy, đời ta trở nên vô nghĩa và nhạt nhẽo biết nhường nào. Hơn nữa, nếu không có "nghề bình thường" thì làm sao những "nghề vô thường" được tồn tại?. Nếu không có những "con người bình thường" thì làm thế nào những "con người vô thường" có thể phát huy rõ tài năng sức mạnh trí tuệ của họ?. Thế nên, ta mới nói rằng nếu sinh ra không được giỏi giang, chúng ta hãy cứ là chính mình làm một con người bình thường. Ta sống có nghĩa, sống tốt đẹp với chính bản thân, xã hội và những người xung quanh mình. Ấy là điều mà mỗi chúng ta ai cũng cần hiểu rõ, làm theo. Theo em, không bao giờ được có một con người nào khinh thường những người bình thường, nghề bình thường. Bởi ai trong chúng ta đều có quyền được đi lên, được sống theo cách mà mình muốn và được làm một nghề nghiệp phù hợp với sức lực tài năng của bản thân. Nghề nào cũng vậy, luôn có sự đỉnh cao dành cho chính nó.
Khép lại, cuộc đời con người bình thường hay người vô thường đều cần có từ ý nghĩa, từ đóng góp, từ đỉnh cao thành công. Mọi sự cố gắng và nỗ lực hôm nay của bất kì ai hay của người làm nghề bình thường nào đều xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn cho ngày mai. Vậy còn bạn, bạn để cố gắng chạm đến đỉnh cao của nghề nghiệp bản thân chưa?. Câu trả lời nằm ở chính suy nghĩ của ta.
Trong một quyển sách được ví như tương lai của cả nhân loại, đọc sách như là một cách để biết thêm được tri thức, giáo dục của con người. Một xã hội mà không có cách sống văn minh, lạc quan hay không biết đến sách thì không thể phát triển. Thời nay có rất nhiều quyển sách tốt nhưng trong đó vẫn có quyển xấu. Nên chọn những cuốn sách phù hợp nhé!
Em thấy câu nói đó rất đúng. Nếu chúng ta cần vững vàng và hiểu biết sâu rộng trong cuộc sống, chúng ta nên đọc sách. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về mọi thứ, nó còn giúp chúng ta giảm bớt rất nhiều áp lực trong môi trường sống. Cho nên, dù chúng ta không thích muốn đọc sách thì chúng ta cũng cần dành ra một khoảng thời gian để khám phá những quyển sách thú vị.Tuy nhiên, trong cuộc sống văn minh hiện đại này, nhiều người lại chỉ quan tâm đến Internet và dần quên đi những cuốn sách dó. Những cuốn sách mang đến tuổi thơ, những cuốn sách mang đến nhiều hiểu biết.... Và chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách hay, văn minh, phù hợp với lứa tuổi chứ đừng đọc những cuốn sách có nội dung không văn minh.
a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.
=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.
Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :
Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
1. Mở bài
- Giới thiệu về câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
2. Thân bài
- Câu tục ngữ khuyên con người: phải có lòng kiên trì trong cuộc sống.
- Lời khuyên ấy được nhân dân ta thể hiện trong cuộc sống:
+ Từ xưa: Những lời khuyên dạy xuất hiện nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
+ Hiện tại:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
- Những dẫn chứng cụ thể về lòng kiên trì:
+ Quá khứ: Mạc Đĩnh Chí, Cao Bá Quát…
+ Hiện tại: Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Ký…
=> Họ đều trở thành những con người thành công, được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ.
- Suy nghĩ về đạo lí đó trong tương lai: có giá trị răn dạy thế hệ trẻ phải biết rèn luyện lòng kiên trì…
3. Kết bài
- Liên hệ bản thân người viết.
- Khẳng định lại câu tục ngữ đem đến một lời khuyên đúng đắn, sâu sắc cho con người.
THẾ NÀY ĐC CHX BN
I. Mở bài
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích
* Nghĩa đen:
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu.
- Một hình ảnh ít ai tin được.
* Nghĩa bóng:
- Lòng kiên trì của con người.
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người.
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách.
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết.
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta.
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì.
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì.
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được.
III. Kết bài
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Cho 3 viên bi vô cái bát nhỏ,rùi để cái bát nhỏ vô cái bát to có chứa 2 viên bi (tổng cộng bát to có 5 viên) 3 viên còn lại cho vào cái bát còn
là chiếc tivi
bình nước
ví
Công ơn thầy cô
Tháng 11 đã đến và chúng ta đang đến gần ngày Hiến chương các nhà giáo. Đó là ngày để các thế hệ học sinh chúng ta tỏ lòng quý mến biết ơn các thầy cô giáo
Ngày 20 tháng 11 ngày hiến chương các thầy cô giáo để mỗi người học trò nhớ tới nhũng người thầy, cô của mình. Nhân dân ta có câu:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
“Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo là nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và ngày 20 tháng 11 không chỉ có ý nghĩa với thấy cô giáo mà còn có ý nghĩa với mỗi người học sinh .
Đó là ngày ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và khuyến khích các thầy cô giáo hăng say hơn, nhiệt tình để “ ươm mầm những mầm non tương lai của đất nước” . Đó là ngày để các thầy cô cảm thấy tự hào về sự cao quý của sự nghề trồng người .
Đối với các thế hệ học sinh chúng em, đây là một ngày thật có ý nghĩa .”Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường “. Ngay ngày đầu tiên em như bước vào ngưỡng cửa mới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách của sự học, em được cô dìu dắt, ân cần nâng đỡ, đầy yêu thương. Chính tình yêu đó đã xoa dịu nỗi sợ hãi của em trong những bỡ ngỡ buổi đầu và cũng làm em có ý thức hơn, có động lực hơn để cố gắng trong việc học tập sau này. Em được học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, em biết yêu quý kiến thức của cô . Em cũng biết rằng sự học là cách cửa mở ra tri thức, đóng lại sự kém hiểu biết của thời kì sơ khai, sự học đưa loài người đạt được những tiến bộ vượt bậc, sự học hướng em sống theo phần “người” xa dần phần “con” bản năng, sự học giúp em tự tin bước vào thế giới hội nhập.
Ngày nhôm nay khi nghe bài “ Khi tóc thày bạc trắng”, em cũng hiểu hơn những lời dạy của thầy cô. Thầy cô dạy em biết yêu quý hơn đất nước, yêu “ai hai sương một nắng để làm lên lúa vàng”, dạy em biết sống cần có một tấm lòng ,để gió cuốn những tấm lòng thơm thảo ấy đến những miền đất xa xôi, tháp lên hi vọng cho những mảnh đời bất hạnh. Em thấy rằng tóc thấy tóc cô cũng đã bạc thêm rồi, bạc vì những trăn trở làm sao để truyền đạt những kiến thức đến với chúng em.
Ngày hôm nay em xin cảm ơn thấy cô- những nhà giáo đứng trên bục giảng truyền cho lớp trẻ những bài học quý giá bằng cả kinh nghiệm và tình yêu thương của mình. Chúng em mong rằng thầy cô sẽ mãi vững tay chèo để chở những người tri thức đến bờ thành công.
=^^=
Tôi là một chú chim sống ở biển khơi xa xôi . Tôi cai trị một hòn đảo chứa đầy vàng bạc châu báu .
Vào một ngày nọ, khi bay vào đất liền để dạo chơi, đập vào mắt tôi là một cây khế với nhiều trái chín vàng ươm. Trái lủng lẳng trên đó. Quả nào ăn cũng ngọt lịm, và mọng nước. Thế là tôi liền sà ngay xuống ăn, liên suốt tục cả tháng trời , ngày nào tôi cũng ghé ngang qua ăn khế. Tuy nhiên, một hôm nọ, khi tôi đang ăn khế, thì người vợ nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế của nhà cháu cũng sắp hết quả rồi, ông ạ!
Tôi liền nói ngay :
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang , mang đi mà đựng !
Sợ vợ chồng người em không nghe thấy, tôi nói đi nói lại tới ba lần rồi mới vỗ cánh bay đi. Sáng sớm hôm sau, tôi giữ lời và bay đến nhà người em. Tôi chở người em đến hòn đảo , tôi thì nằm đợi người em còn người em thì đứng ở cửa hang để nhặt ít vàng và kim cương. Nhặt xong người em ra hiệu cho tôi bay về. Sau hôm đó, nhà người em trở nên giàu có, còn tôi thì lâu lâu mới đến ăn khế.
Ít lâu sau, chủ của cây khế đổi thành vợ chồng người anh. Ban đầu, tôi cũng không để ý lắm nhưng khi tôi mới ăn vài quả họ đã vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi sống nhờ vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi không biết trông cậy vào đâu.
Tôi liền đáp:
- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng !
Sáng hôm sau, tôi chở người anh ra đảo. Tôi thì nằm chờ người anh ở bên ngoài, còn hắn thì vào sâu trong hang. Vì đợi hắn lâu quá, nên cứ chốc chốc ta lại kêu lên mấy tiếng . Mãi gần đến chiều, hắn mới từ trong hang bước ra tay kéo theo một bao tải, bấy giờ tôi mới biết hắn may túi mười hai gang chứ không phải túi ba gang như lời tôi dặn, rồi hắn còn nhét đầy vàng vào túi áo, túi quần. Trong khi tôi lấy đà mãi mới cất cánh nổi, còn hắn thì hí ha hí hửng ngồi trên lưng tôi mơ tưởng về một cuộc sống sung túc . Khi đang chở hắn qua biển, thì trời nổi cơn gió mạnh, lại còn ngược chiều, tôi bảo hắn vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng hắn không chịu nghe theo. Mang nặng, ngược gió khiến đôi cánh tôi rũ xuống, buông xuôi hai cánh đâm xuống biển. Tôi may mắn vùng vẫy bay lên được , còn người anh thì bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người.
Ngày xưa, gia đình nọ có hai anh em phải ra ở riêng do cha mất sớm và người anh đã có vợ.
Vợ chồng người anh tham lam, giành hết của cải với lí do phải lo hương hỏa cho cha. Họ chỉ chia cho em khoảnh đất nhỏ có trồng một cây khế. Người em hiền lành và siêng năng, ngày ngày chăm chút cho cây. Đến ngày thu hoạch, người em buồn rầu vì một đàn chim lạ đến ăn gần hết những quả khế ngọt mà chàng đã dày công vun trồng. Đang ngồi bó gối ủ rũ, giọt ngắn giọt dài khóc lóc cho số phận hẩm hiu của mình, người em nghe văng vẳng tiếng nói phát ra từ trên cành khế: “Chúng tôi không phải chim thường đâu. Ăn khế trả vàng. May túi ba gang, mang theo mà đựng”.
Y lời hẹn, sáng sớm hôm sau, Chim Thần dịu anh trên lưng và bay ra một hòn đảo xa tít ngoài khơi. Trên đảo không một bóng người, không có dấu hiệu của sự sống, chỉ toàn vàng bạc châu báu. Bản chất thật thà, người em làm đúng lời dặn của Chim Thần. Chim mang chàng về nhà với túi ba gang đầy vàng bạc đủ sống cả đời.
Cuộc sống người em thay đổi. vẫn lao động chăm chỉ, thêm của cải trời cho, chẳng bao lâu, người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin tìm đến để rõ ngọn nguồn.
Sau khi nghe em kể đầu đuôi câu chuyện, người anh đề nghị đổi cả gia tài để lấy mảnh đất nhỏ có cây khế. Người anh cũng gặp và được Chim Thần hứa trả vàng sau khi ngồi khóc than, kể lể. Vốn tính tham lam, thêm nghe lời vợ xúi, người anh đã may ba bao, mỗi bao dài bảy gang, trái hẳn với lời dặn của Chim Thần. Dọc đường bay về, vì số của cải quá nặng, Chim Thần kêu người anh bỏ bớt nhưng vì tham lam, tiếc của, hắn không nghe. Kết quả, chim đuối sức, chao cánh và kẻ tham lam bị rơi xuống biển cùng số của cải.
Câu chuyên mang lại tính nhân văn sâu sắc với nhiều những những lời khuyên nhân văn.