K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

giúp mik với

12 tháng 3 2017

Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dang vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự thanh nhàn, giải trí, cũng có thể là lao động của ông già ấy.

Câu cá là một thú vui tao nhã của những cụ già có thời gian. Nó đem lại niềm vui cho những người chân đã yếu, mắt đã mờ không thể lao động được nữa. Đương nhiên nói như thế không phải chỉ có những cụ già mới có thể câu cá mà tất cả những người có hứng thú với nó thì đều câu cá được.

Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiến trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cành câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.

Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cành câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mặt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.

Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình.

Từ khóa tìm kiếm: tả cụ già ngồi câu cá, tả cụ già đang ngồi câu cá, tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ, ta cu gia ngoi cau ca, ta cu gia dang cau ca, ta cu gia cau ca ben ho

21 tháng 4 2016

 Là sự lặp đi lặp lại  tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành qui luật

21 tháng 4 2016

Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài

Biện pháp đảo ngữ, nhằm nhấn mạnh vị ngữ.

@Nghệ Mạt

#cua

23 tháng 12 2022

B

23 tháng 12 2022

D

 

20 tháng 11 2017
Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

20 tháng 11 2017
Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số đề tự sự cùng loại:

- Kể về một buổi họp chợ quê em.

- Kể về một ngày làm việc của mẹ em.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bài làm sát với đề. Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn bài:

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

3 tháng 5 2017
Đề bài: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi ở trường em Bài làm 1

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không . biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ, Sân trường vốn rết rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, đội 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô cổ vũ dẫy lên:
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”

Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”

Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.

Chao ôi vui quá! Ước gì suốt cả năm học, tiết trời lúc nào cũng sáng đẹp bồi chỉ có những buổi sáng như thế, chúng em mới cổ được những giờ phút giải lao vui nhộn và thật sự sảng khoái. Bài làm 2

Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng.

Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.

Dưới gốc cây phượng già, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất.

Cuối cùng, bạn Tuấn lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những sách. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước.

Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây xà cừ tâm sự. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười thiên thần. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.

Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

Bài làm 3

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp.

Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột… Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn.

Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên “Ha ha, thắng rồi”. Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa phân được thắng bại thì bỗng “tùng, tùng, tùng”, trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chóng xếp hàng tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: “Mai chơi tiếp nhé!”

Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn

đường link https://vndoc.com/bai-tap-lam-van-lop-5-ta-quang-canh-truong-em-gio-ra-choi/download Mà chữ bạn xấu lắm đó
3 tháng 5 2017

Thank.Tôi tưởng chữ tôi đẹp

14 tháng 5 2017

link này nek : http://dethikiemtra.com/lop-6/de-thi-hoc-ki-2-lop-6/de-thi-hoc-ki-2-mon-van-6-co-dap-an-nam-hoc-2016-2017-d22635.html

14 tháng 5 2017

tả cảnh quê huong em

kb ik

13 tháng 10 2016

Dàn bài

Mở bài:

– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

Thân bài

1. Cảnh dọc đường đi.

– Phong cảnh, những nét đặc biệt.

– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

2. Đến nơi.

– Hoạt động thứ nhất.

– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

3. Kết thúc chuyên đi

– Chuẩn bị trở về.

– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

-Suy nghĩ về chuyến đi.

-Mong ước.

14 tháng 10 2016
A. Mở bài:- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? đi đến đâu và đi cùng ai?B. Thân bài:- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (nông thôn hay thành phố).- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè,…)- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh ra sao? Nơi ấy có điểm gì đặc biệt?)- Điều gì khiến em ghi nhớ và thích thú nhất trong chuyến đi xa ấy? - Chuyến đi ấy đã giúp em học được điều gì?C. Kết bài:- Chuyến đi kết thúc ra sao?- Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào?
(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt...
Đọc tiếp

(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

          (Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/dem-sang-trang/27)

Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả điều gì?

Câu 2. Chỉ ra các láy có trong đoạn văn trên?

Câu 3. Em cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn như thế nào?

Câu 4. Phân tích thành phần cấu tạo của 2 câu sau, và cho biết đâu là câu đơn, câu ghép?

(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi.

(2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa”

3
23 tháng 12 2021

lỗi