Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…4 (phần II)….Trang…134...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Nguyễn Thiện Thuật chọn Bãi Sậy (Hưng Yên) làm căn cứ chống thực dân Pháp, vì:
- Bãi Sậy là một vùng sình lầy hoang vu, lau sậy mọc um tùm thuộc tỉnh Hưng Yên.
- Bãi Sậy có vị trí trọng yếu, án ngữ giữa những tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng ở tả ngạn sông Hồng.
- Địa thế rất hiểm trở bởi những cánh đồng lau sậy rộng lớn, sình lầy, thêm vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân làm cho vùng này trở nên bí hiểm đối với quân giặc.
- Bãi Sậy là một vị trí cơ động có hiều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu và chiến đấu, đặc biệt là chống giặc càn quét.
- Do những yếu tố trên, Nguyễn Thiện Thuật đã chọn Bãi Sậy làm căn cứ chống Pháp.
* Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi Sậy.
- Nghĩa quân lấy lối đánh du kích làm chiến thuật cơ bản.
- Căn cứ chỉ là nơi trú quân khi cần thiết. Nghĩa quân thường xuyên phân tán ở khắp vùng tả ngạn sông Hồng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu.
- Nghĩa quân thường phân tán thành các nhóm nhỏ trong thôn xóm, tổ chức chiến trận tập kích chớp nhoáng, đánh úp những đồn lẻ tẻ, chặn đượng giao thông tiếp tế của giặc, phục kích những toán giặc đi lẻ tẻ rồi nhanh chóng phân tán vào trong dân. Vì thế, quân Pháp không thể biết được lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu để đàn áp.
a.
Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.
Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892
Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).
Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.
Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.
Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897
Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.
Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.
Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.
Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908
Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)
Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913
Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913:
- Từ 1884-1892, ở Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng rẽ, nhiều thủ lĩnh khác nhau, có uy tín nhất là Đề Nắm, đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp ở Cao Thượng, Hố Chuối,... Tháng 4-1892 Đề Nắm bị sát hại.
- Từ 1893-1897, do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo, đây là thời kì hòa hoãn giữa nghĩa quân và thực dân Pháp: Giảng hòa lần thứ nhất nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa quân là chủ 4 tổng ở Bắc Giang... Nhưng sau đó Pháp bội ước lại tổ chức tấn công. Đề Thám giảng hòa lần thứ hai (12-1897).
- Từ 1898-1908, trong suốt 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về...
- Tư 1909-1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, tháng 2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm, vì:
- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân.
- Sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo đứng đầu là Hoàng Hoa Thám:
+ Địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân lại không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.
+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ thêm quân... chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới.
+ Các đánh giặc độc đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.
- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa của nghĩa quân và thực dân Pháp.
c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.
* Nguyên nhân thất bại:
- Tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào Cần vương thất bại Pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Địch kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị, với thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.
- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến. Phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp.
- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối đánh du kích/
* Ý nghĩa lịch sử:
- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.
- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.
Diễn biến:
* Giai đoạn 1 (1884 → 1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893 → 1892
- Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
- Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại
- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân
Đáp án: B
Giải thích: Mục…4 (phần II)….Trang…134...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế
Đáp án cần chọn là: B
Đáp án là B