K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2017

Mở bài và kết bài bạn tự làm nhé!

Thân bài : ( Gợi ý)

* Giải thích: - Ca dao là gì? Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình.....

- Ca dao có vai trò ( ý nghĩa ) như thế nào với thành viên trong gia đình: Có thể nói ca dao là bài học là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gđ......

* Dẫn chứng:

1/ Ca dao dạy chúng ta về tình cảm của cha mẹ qua các câu ca dao ( nên lấy 1 câu ca dao : công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.... phân tích ngắn gọn)

2/ Ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa( Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều..Phân tích ngắn gọn )

3/ Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:“Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”...Nêu suy nghĩ cảm nhận)

4/ Những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em . Anh em nào phải người xa ,Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân ( cũng như cm1,2,3)

==> Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình cảm đẹp đẽ của con người, lại bằng những lời lẽ đẹp, nên ca dao đã được nhiều người yêu thích.

28 tháng 6 2017

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam...

Chứng minh ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm, thiết tha của con người Việt Nam

20 tháng 3 2018

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 
20 tháng 3 2018

viết đoạn văn nhé bạn

8 tháng 11 2019

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..

b. Thân bài (9.0đ)

HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:

- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.

   + Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

   + Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)

   + Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)

   + Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)

   + Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).

- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:

   + Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.

   +Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)

   + Nỗi nhớ khi xa quê.

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.

13 tháng 3 2017

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

11 tháng 7 2018

các bạn lưu ý ko chép mạng nhé!!!

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.

“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”

Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha thiết nhất.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mở, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền Tây Nam bộ

Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Một quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra. Câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nhung những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.

Em như con hạc đẩu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.

Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá Cắn câu biết đâu mà gờ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.

Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Hay

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt, ra luống cày

Gắn bó với quê hương, cuộc sống con người trang trải với ruộng vườn cảnh vật “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Một lần nữa người nông dân lại bày tỏ tâm tư của mình thông qua chú trâu người bạn gắn liền với nhà nông, với cuộc sống của họ:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.

Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng yêu:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ Ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."

Hoặc:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh mất thức đủ năm canh."
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.

Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:

"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
"Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

Hay:

"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hoặc là:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

2 tháng 3 2020

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."

Hoặc:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh mất thức đủ năm canh."
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.

Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:

"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
"Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

Hay:

"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hoặc là:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

26 tháng 10 2018

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

26 tháng 10 2018

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

15 tháng 3 2021

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

4 tháng 10 2016

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca là những câu hát thấm đẫm tình cảm gia đình”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

4 tháng 10 2016

bạn chép mạng nhabanhqua

Đề yêu cầu gì vậy em?

25 tháng 2 2021

Câu hỏi là gì vậy bạn ?

25 tháng 2 2021

Câu hỏi là gì thế bạn ?