Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.
Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.
Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.
Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:
“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”
“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”
Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dặn phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.
Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.
Thời gian cứ thế mà trôi đi,thấm thoát cũng đã 1 tháng kể từ lần cuối tôi và em ở cùng nhau.Vẫn không thể nào quên đi được ngày hôm đó,tôi quyết định tự bắt xe buýt trở về quê thăm bà ngoại,mẹ và đứa em gái bé bỏng của mình...và mang theo con Em Nhỏ và Vệ Sĩ như một món quà cảm ơn em.Nhà bà ngoại cách đây không xa lắm nhưng tôi cảm thấy đây như một quãng đuờng rất dài.Trong lòng có một cảm xúc khó tả,vừa buồn mà lại vừa háo hức.Đến điểm đỗ,tôi xuống xe và đến nhà bà ngoại.Nhưng có một chuyện bất ngờ đã xảy ra,tôi lại gặp đứa em của mình ở chợ với một thùng xốp đầy những quả cam vàng óng.Em tôi khác rất nhiều,làm da xạm đi,chắc vì vất vả lăn quật ở khu chợ.Nó cất giọng nói ngây thơ nhưng yếu ớt chào hàng nhưng thứ nó nhận lại là ánh mắt coi thuờng của những nguời đi qua.Tôi đã phải rất cố gắng để nứơc mắt không tuôn ra.Trời lạnh mà em tôi chỉ mặc một cái áo cánh mỏng đã bạc màu.Nhìn thấy tôi,nó vội chạy ra,nuớc mắt đầm đìa.Ôm nó vào trong lòng,tôi hốt hoảng khi thấy nó gầy hơn rất nhiều...Anh em tôi dẫn nhau đi ra ruộng lúa,tôi không muốn chào mẹ vì trong lòng đang rất giận và có gặp thì cũng chẳng biết nói gì.Ngồi lên suờn đồi ngắm lúa trổ bông,tôi lấy hai con búp bê từ cặp ra đưa cho em:"Anh không cần chúng nữa,em giữ lấy mà chơi".Nó không nói gì,nuớc mắt chảy ra.Rồi với giọng nghẹn ngào:"Uớc gì anh em mình là hai con búp bê này".Đến đây tôi không thể nén cảm xúc của mình,cúi xuống mái tóc em,thút thít.Rồi nó kể:"Em ở đây vui lắm anh à,có nhiều bạn mới,nhưng...nhưng"."Nhưng sao"."Chỉ buồn vì không có anh" Nó nói.Tôi cũng buồn lắm chứ,chẳng đêm nào ngủ ngon mặc dù đã con con Vệ Sĩ.Trưa bao trùm vùng quê bằng những tia nắng ấm áp,giống so với ngày tôi dắt em đi thăm phố lần cuối."Anh thì thế nào"Nó hỏi với ánh mắt trìu mến."Anh bình thường."Tôi đưa nó lại về khu chợ vì cũng muộn rồi,tôi phải đón xe về thành phố.Nó đặt hai con búp bê cạnh cái ghế ngồi rồi ra tiến tôi, bằng bóng em tôi nhạt dần,rồi biến mất giữa buổi trưa vùng quê
Bạn bổ sung thêm cho mình nhé
Bạn tham khảo bài này nhé!
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Dân tộc Việt Nam bề dày lịch sử 400 năm dựng nước và giữ nước đã tích lũy cho mình biết bao truyền thống tốt đẹp .Trong đó , lòng nhân ái , yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông bà ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :
Lá lành đùm lá rách
Trước hết , chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên . Lá lành là gì ? Lá rách là gì ? . Lá lành là những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt .Ngược lại ,lá rách là những chiếc lá bị rách nát , sâu thủng . Từ "đùm bọc" có nghĩa là sự chở che , đùm bóc , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. "Lá lành đùm lá rách" nghĩa là những chiếc lá "lành" phải che chở , đùm bọc cho những chiếc lá "rách".Bởi vì lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương , chỉ cần một chút gió mạnh mưa dông , chiếc lá ấy cũng có thể rơi xuống lìa cành . Như vậy , lá rách nhờ có được lá lành đùm bọc , chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , đâm chồi nảy lộc.Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ đến mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành ta liên hệ đến những con người may mắn có được một cuộc sống ấm no,hạnh phúc,khỏe mạnh.Lá rách lại là biểu tượng về những con người bất hạnh,ốm đau,hoạn nạn.Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách” , nhân dân ta đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân tương ái,vượt qua hoạn nạn khó khăn , cùng xây dựng một xã hội ấm no,hạnh phúc.
Vậy tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải lá lành đùm lá rách . Bởi trong cuộc sống , hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , lúc may mắn lúc hoạn nạn khó khăn , lúc thành công,lúc thất bại . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái,chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy . Như ta đã thấy , những năm gần đây , đất nước ta đã gánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình như trận lũ lụt vừa qua ở miền Trung đã để lại nhiều hậu quả kinh khủng.Ruộng đất,hoa màu,nhà cửa,thức ăn đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất xót thương , họ đã kịp thời chia buồn và cứu trợ để đồng bào miền Trung có thể thoát qua cơn nguy khốn.Từ hàng trăm , hàng triệu đồng cứu trợ của những nhà hảo tâm cho đến vài nghìn lẻ của những bạn học sinh tiết kiếm tiền quà vặt mỗi ngày để đóng góp. Đó chính là những tấm lòng hảo tâm biết yêu thương và chia sẻ với nỗi đau đó. Tuy lớn hay nhỏ thì đó điều là những việc làm hết sức thiết thực , thể hiện tình yêu thương con người,cử chỉ toàn dân cao đẹp,cùng tạo nên sức mạnh giúp người dân miền Trung vượt qua gian khó.
Thương yêu,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người,nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Minh chứng tiêu biểu như nạn đói ở nước ta vào mùa xuân năm Ất Dậu – một sự kiện mà khó ai quên được trong lịch sử nước ta.Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào,nạn đói năm ấy còn khủng khiếp hơn.Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải vật chất để cứu đói cho bà con nhân dân.Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng vượt qua hoạn nạn,xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.Chúng ta còn cần phải biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua những phong trào gây quỹ giúp đỡ trẻ em bị chất độc màu da cam,trẻ em cơ nhỡ hay những chương trình thiện nguyện ý nghĩa trên ti-vi như “Vượt lên chính mình” , “Lục lạc vàng” , “Vì bạn xứng đáng” . Những phong trào,chương trình,sự kiện ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt.Một cây bút , một quyển vở ,một chiếc áo,.. gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ,làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn,gắn bó.
Qua những lý lẽ trên,chúng ta có thể thấy rằng tình yêu thương , nhân ái là một điều không thể thiếu trong xã hội.Tuy nhiên , trong xã hội ngày nay có một bộ phân nhỏ không có lòng nhân ái , vô nhân đạo , thờ ơn , ích kỉ , sống hẹp hòi hay thực hiện lòng nhân ái với mục đích vụ lợi . Chúng ta cần phê phán những hành động ấy.Trong đời sống này,chúng ta cần phải biết quan tâm,giúp đỡ,cùng dựa vào nhau trên tình nghĩa. Bởi lẽ,nếu ai sống cô đơn,ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ. Đồng thời, sự quan tâm giúp đỡ ấy đừng làm theo kiểu bố thí ,ban phát lòng thương hại , vì nếu như thế thì chẳng khác gì những kẻ thờ ơ , vô cảm trước cảnh đời khốn khổ của người khác. Và ngược lại,người nhận được sự giúp đỡ không nên ỷ lại,biếng nhác mà phải nổ lực phấn đấu để vươn lên hoàn cảnh , giúp đỡ người khác.
Quả thật,lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên ,khuyên nhủ mọi người hướng về lòng thương người cao đẹp.Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thì dù gặp khó khăn gì thì chúng ta cũng có thể đồng lòng vượt qua. Kiến xây đất nước thêm văn minh,nhân đạo thì mọi người mới được ấm no hạnh phúc.
Tóm lại,sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ trên,em đã rút được bài học là truyền thống tương thân tương ái vô cùng quan trọng và quý báu của dân tộc ta.Là một học sinh,trước tiên em sẽ học tập lối sống tiết kiệm,tránh tiêu xài phung phí vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở lớp,ở trường,giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.
Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.
Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.
Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.
Thương người như thể thương thân
Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.
Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao
Nhân tâm ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?
Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc
a. Mở bài.
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.
* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).
VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn
- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)
VD: + Lá lành đùm lá rách
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)
VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt
c. Kết bài
- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
Dàn ý này đã nếu rất rõ bạn dựa vào đây nhé!
3. Phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Cách lập luận giải thích chứng minh.
4.Từ ngày xưa cho đến tận bây giờ
1/ Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng trong đời sống, suy nhĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
2/ Một mặt người bằng người mặt của.
Cái răng, cái tóc là góc con người.
Học thầy không tày học bạn.
Thương người như thể thương thân.
Không thầy đố mày làm nên.
3/ Phương thức biểu đạt là nghị luận
4/ Qua các thời điểm là từ lịch sử quá khứ đến hiện tại.
Chúc bn kiểm tra được điểm cao nha